Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng nhân viên dành cho doanh nghiệp được quy định thế nào?

Tải mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng nhân viên dành cho doanh nghiệp mới nhất ở đâu? Doanh nghiệp có phải tặng quà cuối năm cho nhân viên không?

Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng nhân viên dành cho doanh nghiệp được quy định thế nào?

- Phiếu đánh giá và xếp loại chất lượng nhân viên là một tài liệu quan trọng được sử dụng để đánh giá hiệu quả công việc, thái độ làm việc, và sự phát triển cá nhân của nhân viên trong một tổ chức.

- Mẫu phiếu này thường được sử dụng vào cuối năm hoặc sau mỗi kỳ đánh giá định kỳ để giúp tổ chức có cái nhìn tổng quan về hiệu quả làm việc của nhân viên và đưa ra các quyết định về khen thưởng, thăng tiến hoặc đào tạo thêm

Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không quy định về mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng nhân viên. Doanh nghiệp có thể tự soạn hoặc tham khảo mẫu dưới đây:

Tải mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng nhân viên mới nhất hiện nay Tại

Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng nhân viên dành cho doanh nghiệp được quy định thế nào?

Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng nhân viên dành cho doanh nghiệp được quy định thế nào?

Doanh nghiệp có phải tặng quà cuối năm cho nhân viên không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo đó, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải tặng quà cuối năm cho nhân viên, việc tặng quà mang tính tự nguyện, khuyến khích chứ không bắt buộc.

Người lao động có bao nhiêu ngày phép năm?

Căn cứ tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Theo đó, số ngày phép năm của người lao động là:

- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì có số ngày nghỉ phép năm như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Ngoài ra tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Theo đó, khi người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động đủ 5 năm thì được thêm 1 ngày phép năm theo thâm niên.

Đánh giá xếp loại chất lượng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nghị định 90 2020 về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ công chức viên chức: Tiêu chí ý thức tổ chức kỷ luật như thế nào?
Lao động tiền lương
Nghị định 90 đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ công chức viên chức về tiêu chí kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng nhân viên dành cho doanh nghiệp được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Tải mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng người lao động mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Thực hiện đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm đối với Đảng viên là CBCCVC theo những bước nào?
Lao động tiền lương
Đánh giá xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ thai sản như thế nào?
Lao động tiền lương
Đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào đâu?
Lao động tiền lương
Cán bộ, công chức, viên chức bị đánh giá xếp loại chất lượng như thế nào khi bị kỷ luật hành chính?
Lao động tiền lương
Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được sử dụng để làm gì?
Lao động tiền lương
Tiêu chí chung về chính trị tư tưởng để đánh giá xếp loại chất lượng CBCCVC như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đánh giá xếp loại chất lượng
242 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá xếp loại chất lượng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá xếp loại chất lượng

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào