Mẫu nhận xét năng lực chung học sinh tiểu học theo Thông tư 27 dành cho giáo viên như thế nào?

Mẫu nhận xét năng lực chung học sinh tiểu học theo Thông tư 27 dành cho giáo viên như thế nào?

Giáo viên tiến hành đánh giá học sinh tiểu học thông qua những năng lực nào?

Xem thêm:

>>> Tổng hợp các loại hồ sơ sổ sách giáo viên phải thực hiện trong năm học 2024-2025, cụ thể ra sao?

Tại khoản 1 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Theo đó, giáo viên tiến hành đánh giá học sinh tiểu học thông qua những năng lực sau:

- Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

Xem thêm:

>>> Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 22 cho giáo viên THCS, THPT như thế nào?

>>> Giáo viên tiểu học nhận xét học bạ theo Thông tư 27 như thế nào?

>>> Cách xóa minh chứng trên TEMIS khi đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?

>>> Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên các cấp như thế nào?

Mẫu nhận xét năng lực chung học sinh tiểu học theo Thông tư 27 dành cho giáo viên như thế nào?

Mẫu nhận xét năng lực chung học sinh tiểu học theo Thông tư 27 dành cho giáo viên như thế nào?

Mẫu nhận xét năng lực chung học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như thế nào?

Dưới đây là một số mẫu nhận xét năng lực chung học sinh tiểu học theo Thông tư 27 mà giáo viên có thể tham khảo:

Tự giác học tập.

Ý thức tự phục vụ, tự quản tốt.

Chuẩn bị đầy đủ, giữ gìn cẩn thận sách vở, dụng cụ học tập.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Tích cực tham gia hoạt động nhóm.

Nhiệt tình giúp đỡ bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Biết hợp tác theo nhóm để thảo luận.

Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

Trình bày ý kiến cá nhân rõ ràng, dễ hiểu.

Biết lắng nghe ý kiến nhận xét, góp ý của thầy cô và bạn bè.

Biết tự học.

Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm.

Chủ động, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập theo đúng yêu cầu.

Biết trao đổi ý kiến cùng bạn.

Biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng.

Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

Có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

Biết tự đánh giá, nhận xét kết quả học tập của bản thân và của bạn.

Có khả năng tự học và tự chủ bản thân.

Cần có ý thức tự giác hơn trong học tập.

Vẫn cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Cần mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, hợp tác với bạn.

Chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến.

Em có ý thức tự giác cao trong học tập.

Em có ý thức tự học và tự chủ trong mọi vấn đề.

Em biết tự thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập.

Em biết cách nêu câu hỏi và tự trả lời.

Em có khả năng tự thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Em có khả năng phối hợp nhóm để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Em có khả năng sáng tạo, tự thực hiện nhanh các bài tập.

Em có khả năng tự học và tự chủ bản thân .

Em có khả năng báo cáo kết quả làm việc của nhóm với giáo viên.

Em có khả năng họp nhóm tốt với các bạn.

Em có khả năng tự học một mình.

Em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Em biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.

Em biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập.

Em bước đầu biết tự học.

Em tự giác thực hiện nhiệm vụ học nhưng kết quả chưa cao.

Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao.

Em chưa có ý thức tự học.

Em nên tự giác hơn trong việc học.

Em chưa biết tự hoàn thành bài, cần sự trợ giúp từ người lớn .

Em biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời từ bạn bè.

Em cần có ý thức tự giác hơn trong học tập .

Em tự biết hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

Em biết trao đổi ý kiến cùng bạn rất tốt.

Em phối hợp tốt với các bạn trong nhóm.

Em biết lắng nghe người khác, hợp tác cùng với bạn tốt.

Em thể hiện sự tốt sự thân thiện, hòa đồng với bạn bè.

Em biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn rất tốt.

Em biết thể hiện sự thân thiện và hợp tác tốt với bạn bè.

Em chấp hành tốt sự phân công trong sinh hoạt nhóm.

Em có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm rất tốt.

Em có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt.

Em tổ chức, giao tiếp và hợp tác nhóm có hiệu quả.

Em diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.

Em biết lắng nghe ý kiến bạn bè.

Em trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

Em trình bày ý kiến trọng tâm khi trao đổi với nhóm, lớp.

Em có khả năng phối hợp với bạn khi làm việc nhóm.

Em biết tìm kiếm sự trợ giúp của thầy cô, bạn bè.

Em biết giao tiếp, hợp tác với bạn.

Em biết chia sẻ cùng với bạn trong học tập.

Em chưa mạnh dạn trong giao tiếp, hợp tác.

Em chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến.

Em biết xác định và làm rõ thông tin.

Em phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

Em biết thu nhận thông tin từ tình huống và giải quyết vấn đề.

Em biết nhận ra những vấn đề đơn giản và biết đặt câu hỏi đơn giản.

Em mạnh dạn đưa ra những ý kiến cá nhân.

Em có năng lực giải quyết tốt những tình huống phát sinh.

Em biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng.

Em có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

Em có năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

Em biết lựa chon thông tin tốt.

Em có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

Em có khả năng điều khiển hoạt động nhóm tốt.

Em biết nhận ra sai sót sẵn sàng sửa sai.

Em nhận biết thông tin nhanh nhẹn hơn nhé.

Em tự tin hơn trong giải quyết nhiệm vụ được giao.

Em biết giải quyết tình huống trong học tập.

Em biết phối hợp với bạn khi hoạt động nhóm.

Em biết chia sẻ kết quả hoc tập với bạn.

Em biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập và cuộc sống.

Em biết tự đánh giá, nhận xét kết quả học tập của bản thân và của bạn.

Em biết báo cáo kết quả hoạt động trong nhóm với giáo viên.

Giáo viên nhận xét năng lực chung học sinh tiểu học thông qua việc đánh giá bằng phương pháp nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, giáo viên nhận xét năng lực chung học sinh tiểu học thông qua việc đánh giá bằng những phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Đánh giá học sinh tiểu học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thông tư 27 về đánh giá học sinh tiểu học: 04 phương pháp đánh giá học sinh dành cho giáo viên, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Mẫu nhận xét năng lực chung học sinh tiểu học theo Thông tư 27 dành cho giáo viên như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đánh giá học sinh tiểu học
58,310 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá học sinh tiểu học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá học sinh tiểu học

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục tiểu học Tổng hợp văn bản quan trọng về Trường chuyên biệt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào