Mẫu lệnh công tác theo quy chuẩn an toàn điện được quy định có dạng ra sao?

Cho tôi hỏi mẫu lệnh công tác theo quy chuẩn an toàn điện được quy định có dạng ra sao? Câu hỏi của chị H.M (Quảng Trị).

Lệnh công tác là gì?

Căn cứ theo tiết 42 tiểu mục 3.5 Mục 3 QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định giải thích về lệnh công tác như sau:

Lệnh công tác là lệnh viết ra giấy hoặc qua các phần mềm điện tử hoặc bằng lời nói để thực hiện công việc ở thiết bị điện, đường dây điện. Trước khi thực hiện công việc, lệnh công tác phải được xác nhận giữa các bên và được lưu lại nội dung lệnh.

Mẫu lệnh công tác theo quy chuẩn an toàn điện được quy định có dạng ra sao?

Mẫu lệnh công tác theo quy chuẩn an toàn điện được quy định có dạng ra sao?

Mẫu lệnh công tác theo quy chuẩn an toàn điện được quy định có dạng ra sao?

Mẫu lệnh công tác được quy định theo Phụ lục B QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện như sau:

plb

Mẫu lệnh công tác được quy định theo Phụ lục B QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện: TẢI VỀ

Một số quy định khác đối với lệnh công tác như thế nào?

Căn cứ theo tiết 44 tiểu mục 3.5 Mục 3 QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định một số quy định khác đối với phiếu công tác như sau:

- Phiếu công tác, lệnh công tác có hiệu lực từ thời điểm Người chỉ huy trực tiếp nhận và thống nhất nội dung phiếu công tác, lệnh công tác với Người cho phép đến thời điểm Người chỉ huy trực tiếp ký kết thúc công tác; phiếu công tác, lệnh công tác phải được lưu ít nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc công tác.

- Trường hợp xảy ra tai nạn thì phiếu công tác, lệnh công tác phải được lưu cùng hồ sơ vụ việc.

- Khi công tác trên một đường dây dẫn điện hoặc một thiết bị điện đã được cắt điện liên tục để làm việc nhiều ngày, cho phép cấp một phiếu công tác để làm việc nhiều ngày và trước mỗi ngày làm việc, đơn vị công tác phải thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc.

Lệnh công tác bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo nội dung chính lệnh công tác gồm những nội dung được quy định trong tiết 47 tiểu mục 3.5 Mục 3 QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện như sau:

- Số lệnh công tác.

- Họ và tên Người ra lệnh công tác.

- Họ và tên Người chỉ huy trực tiếp (người thi hành lệnh).

- Danh sách nhân viên đơn vị công tác.

- Nội dung công việc.

- Địa điểm làm việc.

- Thời gian làm việc (giờ, ngày, tháng và năm).

- Điều kiện tiến hành công việc.

- Kết thúc công tác

Làm việc với phần có điện cần có những biện pháp làm việc như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 24,25,26,27,28 Mục I QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định như sau:

24. Các biện pháp làm việc với điện hạ áp
Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác:
24.1. Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp khi thực hiện công việc.
24.2. Che phủ các phần có điện để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).
25. Các biện pháp làm việc với điện cao áp
25.1. Khi làm việc với điện cao áp như kiểm tra, sửa chữa và vệ sinh phần có điện hoặc sứ cách điện (vật liệu cách điện khác), nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, trong trường hợp này khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm tương ứng theo cấp điện áp công tác của mạch điện quy định ở bảng sau:
25
25.2. Khi chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm cho chúng không đến gần dây dẫn với khoảng quy định tại khoản 25.1.
26. Sử dụng tấm che
Trên đường dây điện áp đến 35 kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và cột điện nhỏ hơn theo quy định tại khoản 25.1, cho phép tiến hành các công việc ở trên thân cột nhưng phải dùng các tấm che bằng vật liệu cách điện.
27. Gia cố trước khi làm việc có điện
Việc sửa chữa đường dây không cắt điện chỉ được phép tiến hành khi hoàn toàn tin tưởng là dây dẫn và cột điện bền chắc. Trường hợp phát hiện cột không đảm bảo an toàn phải gia cố trước khi làm việc.
28. Làm việc đẳng thế
28.1. Khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn.
28.2. Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế.
28.3. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất ghi trong bảng và sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn.
28

Như vậy, khi làm việc với phần có điện cần có những biện pháp làm việc như trên nhằm đảm bảo đáp ứng theo đúng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện.

An toàn điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn trước khi làm việc với phần không có điện là gì?
Lao động tiền lương
Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Công trình điện lực được hiểu như thế nào? An toàn khi xây dựng công trình điện lực phải đảm bảo những gì?
Lao động tiền lương
Mẫu lệnh công tác theo quy chuẩn an toàn điện được quy định có dạng ra sao?
Lao động tiền lương
Mẫu phiếu công tác an toàn điện được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Phiếu công tác theo quy chuẩn an toàn điện là gì?
Lao động tiền lương
Người giám sát an toàn điện là ai? Người giám sát an toàn điện có trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Làm việc có điện là gì? Điều kiện khi làm việc có điện được quy định như thế nào trong QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện?
Lao động tiền lương
Vùng làm việc an toàn trong quy chuẩn về an toàn điện là vùng nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - An toàn điện
4,838 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn điện

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp các văn bản quy định về an toàn điện mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào