Mẫu hợp đồng tham gia quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện bao gồm nội dung nào?
Mẫu hợp đồng tham gia quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện bao gồm nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện quy định:
Hợp đồng tham gia quỹ hưu trí
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí xây dựng 02 mẫu hợp đồng khung để quản lý tài Khoản hưu trí cá nhân theo ủy quyền của người sử dụng lao động và người tham gia quỹ, trong đó có một mẫu hợp đồng khung ký với người trực tiếp tham gia quỹ hưu trí và một mẫu hợp đồng khung ký với người sử dụng lao động.
2. Mẫu hợp đồng khung tham gia quỹ hưu trí phải bao gồm những nội dung sau:
a) Tên, Mục tiêu và chính sách đầu tư của các quỹ hưu trí;
b) Quyền và trách nhiệm của người tham gia quỹ, người sử dụng lao động và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
c) Quy trình đăng ký thay đổi thông tin đóng góp, lựa chọn quỹ hưu trí và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
d) Quy trình đăng ký chi trả từ tài Khoản hưu trí cá nhân;
đ) Điều Khoản về bảo mật thông tin tài Khoản hưu trí cá nhân;
e) Nguyên tắc phân bổ chi phí hoạt động của quỹ hưu trí cho từng tài Khoản hưu trí cá nhân;
g) Quy trình và Điều kiện ngừng và tạm ngừng tham gia quỹ hưu trí.
Theo đó, mẫu hợp đồng tham gia quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện bao gồm nội dung sau:
- Tên, Mục tiêu và chính sách đầu tư của các quỹ hưu trí;
- Quyền và trách nhiệm của người tham gia quỹ, người sử dụng lao động và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
- Quy trình đăng ký thay đổi thông tin đóng góp, lựa chọn quỹ hưu trí và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
- Quy trình đăng ký chi trả từ tài Khoản hưu trí cá nhân;
- Điều Khoản về bảo mật thông tin tài Khoản hưu trí cá nhân;
- Nguyên tắc phân bổ chi phí hoạt động của quỹ hưu trí cho từng tài Khoản hưu trí cá nhân;
- Quy trình và Điều kiện ngừng và tạm ngừng tham gia quỹ hưu trí.
Mẫu hợp đồng tham gia quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện bao gồm nội dung nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước giám sát hoạt động của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua đâu?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện quy định:
Chính sách của Nhà nước đối với chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
1. Nhà nước khuyến khích phát triển chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua các chính sách ưu đãi quy định tại pháp luật về thuế.
2. Nhà nước quản lý, giám sát việc thực hiện chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, quản lý, giám sát hoạt động của quỹ hưu trí thông qua việc ban hành chính sách, chế độ đảm bảo quỹ hưu trí hoạt động công khai, minh bạch bảo vệ quyền và lợi ích của các đối tượng tham gia đóng góp quỹ.
3. Nhà nước không đảm bảo về kết quả đầu tư và mức chi trả của quỹ hưu trí.
Theo đó, Nhà nước quản lý, giám sát việc thực hiện chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, quản lý, giám sát hoạt động của quỹ hưu trí thông qua việc ban hành chính sách, chế độ đảm bảo quỹ hưu trí hoạt động công khai, minh bạch bảo vệ quyền và lợi ích của các đối tượng tham gia đóng góp quỹ.
Như vậy, Nhà nước giám sát hoạt động của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua việc ban hành chính sách, chế độ đảm bảo quỹ hưu trí hoạt động công khai, minh bạch bảo vệ quyền và lợi ích của các đối tượng tham gia đóng góp quỹ.
Hoạt động quản lý quỹ hưu trí thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện quy định:
Nguyên tắc của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
1. Việc tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện của người lao động và cá nhân, người sử dụng lao động (đóng góp cho người lao động) trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.
2. Khoản đóng góp của người tham gia quỹ bao gồm cả Khoản đóng góp của người sử dụng lao động (nếu có) được quản lý theo từng tài Khoản hưu trí cá nhân.
3. Người tham gia quỹ có quyền sở hữu đối với tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí nhận ủy thác đầu tư tài sản quỹ hưu trí. Tài sản quỹ hưu trí phải được quản lý tách biệt với tài sản của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, người sử dụng lao động và các tài sản quỹ hưu trí khác được quản lý bởi cùng một doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.
4. Hoạt động quản lý quỹ hưu trí thực hiện theo nguyên tắc công khai và minh bạch.
5. Quỹ hưu trí phải đảm bảo đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định này và Điều lệ quỹ hưu trí.
6. Mức chi trả hưu trí được xác định trên cơ sở số dư tài Khoản hưu trí cá nhân tại thời Điểm chi trả theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Theo đó, hoạt động quản lý quỹ hưu trí thực hiện theo nguyên tắc công khai và minh bạch.









- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Cách tính tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cụ thể được nhận bao nhiêu tiền?
- Từ 1/7/2025 quy định thời điểm bãi bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở có đúng không?
- Bố trí, giải quyết chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện theo quy định của ai tại Nghị định 33?
- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?