Mẫu giấy ủy quyền khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc của công chức như thế nào?
Công chức có thể ủy quyền khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Theo Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định:
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
...
Ngoài ra tại khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đại diện thực hiện việc khiếu nại
1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
...
3. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, công chức có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc thay cho mình.
- Người được ủy quyền bao gồm: Luật sư; trợ giúp viên pháp lý; cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên (nếu ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác); hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng.
- Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện.
Mẫu giấy ủy quyền khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc của công chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu giấy ủy quyền khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc của công chức như thế nào?
Hiện tại, mẫu giấy ủy quyền khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc của công chức là mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP. cụ thể như sau:
Tải mẫu giấy ủy quyền khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc của công chức: Tải về.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức được kết luận là oan, sai thì công chức có được bố trí về lại vị trí cũ hay không?
Theo khoản 5 Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:
Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức
...
5. Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp.
6. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật ở hình thức hạ bậc lương thì khi áp dụng hình thức kỷ luật mới phải khôi phục lại bậc lương đã bị hạ trước đó.
7. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật công chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật đã ban hành; đồng thời cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật công chức theo đúng quy định tại Nghị định này.
Theo đó công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nhưng sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai thì được bố trí về lại vị trí cũ.
Trường hợp vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp.











- Thiết kế cơ cấu tiền lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở bổ sung khoản tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương của năm có bao gồm phụ cấp không?
- Tăng lương hưu lên hơn 15% cho CBCCVC và LLVT, sau đó tiếp tục tăng lương hưu trong năm 2025 được đề xuất thực hiện trong trường hợp gì?
- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- UBTV Quốc Hội chốt hoàn thành đề án sáp nhập tỉnh thì phải trình hồ sơ xem xét, thông qua trước ngày bao nhiêu? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Nghị quyết 159: Chính Phủ quyết định tiếp tục tăng lương hưu, tăng tiền lương cho CBCCVC và LLVT trong năm 2025 trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội như thế nào?