Mẫu đơn xin hỗ trợ tiền ăn trưa dành cho người lao động? Tiền ăn trưa của người lao động có tính vào tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không?
Mẫu đơn xin hỗ trợ tiền ăn trưa dành cho người lao động?
Đơn xin hỗ trợ tiền ăn trưa dành cho người lao động là một văn bản mà người lao động gửi đến người sử dụng lao động hoặc bộ phận nhân sự của công ty để đề nghị được hỗ trợ chi phí cho bữa ăn trưa trong thời gian làm việc.
Đơn này thường được sử dụng trong các trường hợp công ty có chính sách hỗ trợ tiền ăn cho nhân viên, nhằm cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Thông thường, nội dung của đơn xin hỗ trợ tiền ăn trưa thường bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân: Họ tên, chức vụ, phòng ban làm việc của người lao động.
- Lý do xin hỗ trợ: Trình bày ngắn gọn về lý do xin hỗ trợ tiền ăn trưa, có thể là do công việc yêu cầu làm việc liên tục, không có thời gian để chuẩn bị bữa ăn, hoặc do chính sách của công ty.
- Số tiền đề nghị: Nếu có quy định cụ thể về mức hỗ trợ, người lao động có thể nêu rõ số tiền mong muốn nhận được.
- Cam kết: Cam kết sử dụng khoản hỗ trợ này đúng mục đích.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu đơn xin hỗ trợ tiền ăn trưa dành cho người lao động.
Có thể tham khảo Mẫu đơn xin hỗ trợ tiền ăn trưa dành cho người lao động dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu đơn xin hỗ trợ tiền ăn trưa dành cho người lao động
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu đơn xin hỗ trợ tiền ăn trưa dành cho người lao động? Tiền ăn trưa của người lao động có tính vào tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Tiền ăn trưa của người lao động có tính vào tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
...
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.
...
Theo đó, các khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 về tiền thưởng
- Tiền thưởng sáng kiến.
- Tiền ăn giữa ca.
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động.
- Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Như vậy, tiền phụ cấp ăn trưa là một trong những khoản thu nhập không được tính vào tiền đóng BHXH của người lao động.
Quyền của người lao động tại nơi làm việc là gì?
Quyền của người lao động được quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Chiếu theo quy định trên, quyền của người lao động tại nơi làm việc được quy định là:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.


- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?