Mẫu đơn xin dạy hợp đồng được viết như thế nào?
Đơn xin dạy hợp đồng là gì?
Mẫu đơn xin dạy hợp đồng là mẫu văn bản do người lao động đề đạt nguyện vọng được giảng dạy tại cơ sở giáo dục với hình thức hợp đồng làm việc chứ chưa phải là viên chức được tuyển xét vào chính thức.
Mẫu đơn xin dạy hợp đồng cũng là biểu mẫu giáo dục được sử dụng phổ biến đáp ứng nhu cầu của trường học, cơ sở giáo dục và cả bản thân người dạy. Mẫu đơn này được sử dụng khi người dạy đề đạt nguyện vọng đối với nhà trường có nhu cầu tuyển thêm người dạy hợp đồng bên ngoài.
Mẫu đơn xin dạy hợp đồng được viết như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn xin dạy hợp đồng được viết như thế nào?
Mẫu đơn xin dạy hợp đồng do phòng văn thư tiếp nhận và được gửi trực tiếp lên ban giám hiệu nhà trường, trong đó thể hiện đầy đủ tất cả những thông tin, những yếu tố, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết của ứng viên để có thể trúng tuyển vị trí giáo viên hợp đồng.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không có quy định về mẫu đơn xin dạy hợp đồng. Khi có nguyện vọng muốn giảng dạy tại cơ sở đào tạo, người lao động có thể tham khảo mẫu sau:
Tải Mẫu đơn xin dạy hợp đồng: Tại đây
Giáo viên hợp đồng có được xét nâng bậc lương hay không?
Tại điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV có quy định như sau:
Phạm vi và đối tượng
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
a) Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
- Cán bộ trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát);
- Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây gọi là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP).
b) Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
c) Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
...
Theo đó, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh được nâng bậc lương thường xuyên ngoài cán bộ, công chức, viên chức còn có:
- Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
- Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Quyết định 68/2010/QĐ-TTg
Căn cứ theo quy định trên thì đối với người lao động thì chỉ những người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thì mới được nâng bậc lương thường xuyên như cán bộ, công chức, viên chức.
Giáo viên hợp đồng sẽ không được áp dụng quy định về thang bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, mức lương, thời hạn nâng lương được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên trên cơ sở tuân thủ pháp luật về lao động.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Công bố mức tăng lương hưu mới cho người lao động có mức lương hưu thấp vào thời điểm tháng 7/2025 đúng không?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?