Mẫu đơn đề nghị xin cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân được quy định ở đâu? Người lao động bị cưỡng bức lao động có được xác định là nạn nhân không?
Mẫu đơn đề nghị xin cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân được quy định ở đâu?
Mẫu đơn đề nghị xin cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân là mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH. Dưới đây là hình ảnh mẫu đơn đề nghị xin cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân:
Tải mẫu đơn đề nghị xin cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân: TẢI VỀ.
Mẫu đơn đề nghị xin cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân được quy định ở đâu? Người lao động bị cưỡng bức lao động có được xác định là nạn nhân không? (Hình từ Internet)
Để được cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 3 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân như sau:
- Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 09/2013/NĐ-CP.
- Điều kiện về cơ sở vật chất:
+ Phòng tiếp nhận nạn nhân:
++ Có diện tích tối thiểu 10m2 (mười mét vuông);
++ Có các trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho việc tiếp nhận nạn nhân, gồm bàn làm việc, ghế ngồi, tủ tài liệu, máy vi tính, điện thoại;
++ Có bảng niêm yết nội quy, phạm vi dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.
+ Phòng ở của nạn nhân:
++ Diện tích phòng ở phải đảm bảo bình quân 05m2 (năm mét vuông) cho 01 (một) người và không quá 04 (bốn) người trong 01 (một) phòng. Các phòng ở phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có cửa sổ, cửa ra vào phải có khóa;
++ Có trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của nạn nhân trong thời gian lưu trú tại cơ sở như giường nằm, tủ quần áo, các đồ dùng trong sinh hoạt cá nhân.
+ Cơ sở hỗ trợ nạn nhân phải có nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm và các công trình phụ trợ khác; phải đảm bảo về an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho nạn nhân; phù hợp với các quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân có quy mô hỗ trợ từ 25 (hai mươi lăm) người trở lên phải có các phân khu riêng biệt dành cho phụ nữ, trẻ em, nhà ở, nhà bếp, khu vệ sinh, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu sinh hoạt chung, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc tối thiểu phục vụ cho sơ cứu, cấp cứu khi cần thiết.
- Điều kiện về nhân sự:
+ Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Nghị định 09/2013/NĐ-CP.
+ Có ít nhất 01 (một) nhân viên chuyên trách. Trường hợp cơ sở hỗ trợ nạn nhân có sử dụng người làm kiêm nhiệm thì phải đăng ký giờ làm việc cụ thể để đảm bảo an ninh, an toàn cho cơ sở và nạn nhân;
+ Nhân viên trực tiếp làm công tác hỗ trợ nạn nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công tác xã hội viên trở lên theo quy định tại Thông tư 34/2010/TT-LĐTBXH (đã được thay thế bằng Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 28/01/2023).
+ Đối với nhân viên y tế (nếu có) phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế trở lên; nhân viên bảo vệ phải có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Người lao động bị cưỡng bức lao động có được xác định là nạn nhân không?
Theo Điều 5 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định:
Căn cứ để xác định nạn nhân
1. Một người được xác định là nạn nhân khi họ là đối tượng của một trong những hành vi sau đây:
a) Mua bán người: Coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để:
- Ép buộc bán dâm;
- Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và những hình thức khác có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;
- Ép buộc biểu diễn cho người khác xem thân thế mình với mục đích kích động tình dục;
- Làm nô lệ tình dục;
- Cưỡng bức lao động;
- Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;
- Ép buộc đi ăn xin;
- Ép buộc làm vợ hoặc chồng;
- Ép buộc đẻ con trái ý muốn của họ;
- Ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Vì mục đích vô nhân đạo khác.
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để thực hiện các hành vi quy định tại các Điểm a, b Khoản này hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
2. Việc xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu, chứng cứ sau:
a) Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
b) Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;
c) Thông tin, tài liệu do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
d) Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;
đ) Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;
e) Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này cung cấp;
g) Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;
h) Các thông tin, tài liệu hợp pháp khác.
..
Theo đó người lao động là đối tượng của hành vi cưỡng bức lao động thì được xác định là nạn nhân.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?