Mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động mới nhất hiện nay như thế nào?

Thành phần tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật lao động gồm có những ai? Mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động mới nhất hiện nay như thế nào? Câu hỏi của chị H.N (Bình Dương)

Thành phần tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật lao động gồm có những ai?

Tại khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
...

Như vậy, thành phần tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

- Người lao động bị kỷ luật, người đại diện theo pháp luật trong trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi.

- Người sử dụng lao động.

- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động

Mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động mới nhất hiện nay như thế nào?

Hiện nay, mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động không được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Thông thường mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, công ty.

Dưới đây là mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động mà các đơn vị có thể tham khảo:

Biên bản

Biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Nội dung và phạm vi làm việc phải hợp pháp, không trái quy định của pháp luật, không thỏa thuận, trao đổi các ngành nghề bị pháp luật cấm.

- Các sự việc, sự kiện, số liệu phải chính xác;

- Việc ghi chép phải được thực hiện đầy đủ, trung thực, khách quan;

- Cần nêu rõ trọng điểm cuộc họp. Cần ghi lại nguyên văn những lời nói quan trọng của đại diện các bên để người đọc nắm bắt được;

- Trình bày theo đúng trình tự diễn biến của buổi làm việc để Biên bản được logic;

- Ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu;

- Phần kết luận cần xác định rõ tất cả các vấn đề đã được thống nhất và thông qua để các bên có thể dựa vào đó và thực hiện chính xác;

- Vào cuối buổi làm việc, người ghi chép lại Biên bản làm việc sẽ đọc biên bản làm việc để mọi người tham gia cùng nghe và xác nhận lại thông tin;

- Sau đó, cần có chữ ký của người đại diện của mỗi bên để làm bằng chứng các bên đã xác nhận kết quả làm việc và làm căn cứ để thực hiện và ràng buộc trách nhiệm giữa các bên.

Ví dụ: Buổi làm việc giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động trong doanh nghiệp thì về phía người sử dụng lao động phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền; về phía người lao động phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động hoặc tổ trưởng các tổ sản xuất…

Tải Mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động: Tại đây

Khi nào người sử dụng lao động phải thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động vi phạm kỷ luật?

Tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
...

Theo đó, người sử dụng lao động phải tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.

Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

Như vậy người sử dụng lao động phải thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động khi người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra.

Biên bản ghi nhận sự việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản ghi nhận sự việc khi xử lý kỷ luật lao động mới nhất hiện nay như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Biên bản ghi nhận sự việc
5,536 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào