Mẫu bài tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ ý nghĩa nhất thế nào? Đi làm vào Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ được hưởng lương bao nhiêu?
Mẫu bài tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ ý nghĩa nhất thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ là ngày 07-5-1954
Như vậy, năm 2025 kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Có thể tham khảo mẫu bài tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ ý nghĩa nhất như sau:
Kính thưa quý vị đại biểu, các đồng chí và toàn thể mọi người! Vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ chiến thắng đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong lịch sử đấu tranh giữ nước, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng đồng thời kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. ... Xem chi tiết mẫu bài tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ ý nghĩa nhất Tại đây |
Mẫu bài tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ ý nghĩa nhất thế nào?
Đi làm vào Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ được hưởng lương bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ không phải là ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
...
Theo đó, người lao động đi làm vào Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được hưởng lương theo giao kết trong nội dung của hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, nếu Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động thì trường hợp này người lao động sẽ được hưởng lương như sau:
Căn cứ tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người lao động đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần thì được hưởng lương như sau:
- Đi làm vào ban ngày: Hưởng ít nhất là bằng: 200% lương của ngày làm việc bình thường.
- Đi làm vào ban đêm: Hưởng ít nhất là bằng 270% lương của ngày làm việc bình thường. Cụ thể thực hiện theo công thức sau đây:
Lương làm thêm giờ vào ban đêm = Lương làm thêm ngày nghỉ hằng tuần + 30% lương ngày thường + 20% lương làm thêm giờ vào ban ngày = 200% + 30% + (20% x 200%) = 270%.
Trả lương cho người lao động bằng tiền mặt hay tài khoản cá nhân?
Căn cứ tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, có thể trả lương bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.




- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Thống nhất bãi bỏ toàn bộ hệ số lương, lương cơ sở, xác định mức lương mới của CBCCVC và LLVT thay thế trong bảng lương chiếm 70% tổng quỹ lương sau năm 2026 có đúng không?
- Toàn bộ Kế hoạch, Đề án tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức đúng không?
- Chính thức xử lý dứt điểm đối với cán bộ công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn nào theo Công văn 1814?
- Quyết định nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC theo Công văn 1814, cụ thể thế nào?