Mã thẻ BHYT xem ở đâu trên thẻ? Làm thế nào để tích hợp thẻ BHYT vào CCCD mới nhất?
Mã thẻ BHYT xem ở đâu?
Tại điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
2. Giải thích từ ngữ
Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
...
Hiện nay mẫu thẻ BHYT mới nhất đang là mẫu thẻ được sử dụng từ ngày 01/4/2021. Theo đó mã số thẻ BHYT của chủ thẻ là dãy "Mã số:xxxxxxx" được in trên mặt trước của thẻ.
Đồng thời, căn cứ theo Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 có quy định về mẫu thẻ BHYT cũ (vẫn còn đang có hiệu lực) như sau:
- Thay thế từ “Số:” in trên thẻ BHYT bằng cụm từ “Mã số:”
Mã thẻ BHYT xem ở đâu trên thẻ? Làm thế nào để tích hợp thẻ BHYT vào CCCD mới nhất?
Làm thế nào để tích hợp thẻ BHYT vào CCCD mới nhất?
Đến cơ quan Bảo hiểm xã hội
Người la động chỉ cần mang theo CCCD và thẻ BHYT còn hiệu lực đến cơ quan BHXH gần nhất để yêu cầu tích hợp. Sau khi tích hợp xong, sẽ được nhận lại CCCD có tích hợp thông tin BHYT.
Tích hợp thông tin BHYT trực tuyến
Người dân có thể thực hiện tích hợp thông tin BHYT vào CCCD gắn chip trực tuyến trên webiste Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam bằng chức năng thay đổi số căn cước công dân trên VssID.
Cách này được áp dụng trong trường hợp người dân đã đăng ký sử dụng ứng dụng VssID trước khi có thẻ CCCD gắn chip 12 số.
Sau khi người dân cập nhật thành công thông tin thẻ CCCD gắn chip lên hệ thống thì dữ liệu thẻ BHYT sẽ được tự động tích hợp vào CCCD gắn chip. Khi này người dân có thể đi khám chữa bệnh bằng thẻ CCCD gắn chip.
Tích hợp thông tin BHYT qua ứng dụng VssID
VssID là ứng dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát triển. Người lao động có thể sử dụng ứng dụng VssID để tích hợp thẻ BHYT vào CCCD gắn chip trong trường hợp người dân đã có thẻ CCCD gắn chip 12 số và chưa đăng ký sử dụng VssID.
Theo đó khi đăng ký tài khoản sử dụng VssID bằng thẻ CCCD gắn chip thì thẻ bảo hiểm y tế của cá nhân sẽ được tự động tích hợp vào CCCD của cá nhân đó. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mở ứng dụng VssID, nhấn chọn “Đăng ký tài khoản” để thực hiện đăng ký.
Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin được yêu cầu và nhấn “Tiếp tục”.
* Lưu ý: Người dùng có thể sử dụng tính năng quét mã QR trên thẻ BHYT để hệ thống tự động điền mã số BHXH và họ tên hoặc quét mã QR trên thẻ CCCD để hệ thống tự động điền số CCCD, họ tên, địa chỉ.
Bước 3: Tiến hành cập nhật Ảnh cá nhân, mặt trước và mặt sau của CCCD/CMND/Hộ chiếu và nhấn chọn “Tiếp tục”.
* Lưu ý:
- Người dùng có thể tải ảnh có trong thư viện ảnh thay vì chụp trực tiếp tại ứng dụng.
- Trường hợp đăng ký bằng CCCD, hệ thống sẽ tự động xác thực thông tin công dân với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, người dùng chỉ cần tải ảnh lên Ảnh chân dung 4x6
Bước 4: Tiến hành lựa chọn cơ quan BHXH tiếp nhận tờ khai gần nhất. Sau đó, tick chọn “Gửi email tờ khai” và nhập địa chỉ email trong trường hợp muốn nhận tờ khai qua email.
* Lưu ý: Đây là email được dùng để nhận tờ khai và được sử dụng để giao dịch và nhận thông tin từ cơ quan BHXH. Mỗi email chỉ được đăng ký cho 1 mã số BHXH.
Bước 5: Hệ thống sẽ tiến hành xác minh số điện thoại đã được đăng ký bằng cách gửi mã OTP. Người dùng tiến hành nhập mã số OTP đã nhận ở tin nhắn (SMS) và nhấn chọn “Xác nhận” để Gửi tờ kha
Bước 6: Sau khi gửi tờ khai thành công, hệ thống sẽ thông báo đến bạn về việc tiếp nhận tờ khai, số hồ sơ, đồng thời, tờ khai sẽ được gửi vào email đã được đăng ký. Người dùng nhấn chọn “Xem tờ khai” để xem chi tiết tờ khai.
Sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký VssID, người dùng vui lòng đến cơ quan BHXH gần nhất với giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) để hoàn tất thủ tục.
Khi đã được phê duyệt và đăng ký tài khoản VssID thành công thì thẻ BHYT đã được tích hợp vào CCCD. Người lao động có thể sử dụng CCCD để thay thế cho thẻ BHYT khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có hỗ trợ tính năng này.
Công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho những người lao động nào?
Theo khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
...
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
...
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?