Lương giáo viên theo Kết luận 91 từ 12/8/2024 được xếp ưu tiên trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp như thế nào?
- Lương giáo viên theo Kết luận 91 từ 12/8/2024 được xếp ưu tiên trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp như thế nào?
- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đã đạt được những gì, tồn tại những hạn chế gì?
- Vì sao phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kết luận 91?
Lương giáo viên theo Kết luận 91 từ 12/8/2024 được xếp ưu tiên trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp như thế nào?
Lương hưu:
Căn cứ theo Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024 có nội dung về lương giáo viên như sau:
6. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.
Theo tinh thần của Kết luận 91 sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục.
Thực hiện chủ trương lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng tại Mục 3 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013.
Kết luận 91 tiếp tục tập trung thực hiện ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
>>> Xem chi tiết đầy đủ toàn bộ bảng lương giáo viên các cấp từ 1/7/2024: Tại đây.
>> Tải bảng lương mới: Tại đây.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
>> Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: Tải về.
Thông tin về lương:
>> Thay thế lương cơ sở 2.34, mức lương trong hệ thống bảng lương của CBCCVC và LLVT thay đổi
>> Đã có thời gian chính thức cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Lương giáo viên từ 12/8/2024 theo Kết luận 91 được xếp ưu tiên trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đã đạt được những gì, tồn tại những hạn chế gì?
Căn cứ theo quy định tại Kết luận 91-KL/TW năm 2024, sau 10 năm triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, chẳng hạn:
- Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; giáo dục phổ thông chuyển hướng tích cực từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học; chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao.
- Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức; các phong trào thi đua học tập, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm thực hiện. Giáo dục nghề nghiệp đã phát triển mạnh về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động.
- Giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; số lượng chương trình đào tạo được kiểm định và công bố khoa học quốc tế tăng mạnh, một số cơ sở giáo dục đại học và nhóm ngành đào tạo được xếp hạng cao trong khu vực và thế giới.
- Phương pháp dạy - học và công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục được đổi mới theo hướng hiện đại, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn.
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hoá, từng bước bảo đảm số lượng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo.
Bên cạnh những gì đạt được thì vẫn còn những hạn chế, bất cập sau:
- Việc thể chế hoá một số nội dung của Nghị quyết 29 thành chính sách, pháp luật phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học chậm được ban hành;
- Việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới còn gặp nhiều khó khăn;
- Liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn bất cập.
- Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa thực sự gắn với thị trường lao động, chưa đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế mới, công nghệ cao; trình độ ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh của lao động qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Tỉ lệ học sau đại học, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và công nghệ còn thấp.
- Cơ cấu, số lượng đội ngũ nhà giáo ở nhiều địa phương chưa hợp lý, chất lượng chưa đồng đều.
- Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục còn bất cập; tỉ lệ phòng học chưa kiên cố hoá còn cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, nhất là ở khu vực miền núi, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư.
- Một số chỉ tiêu Nghị quyết đề ra chưa hoàn thành; công tác truyền thông về đổi mới giáo dục và đào tạo, xã hội hoá giáo dục và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn có mặt hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho giáo dục...
Vì sao phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kết luận 91?
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kết luận 91 bởi vì:
- Cần phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013.
- Đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Thứ 6 đen tối là ngày nào? Ngày thứ 6 đen tối có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
- Lần điều chỉnh tăng lương hưu tiếp theo sau khi tăng 15% của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì căn cứ để tính điều chỉnh dựa trên mức lương hưu nào?
- Chính sách tăng lương hưu năm 2025: Đối tượng và điều kiện áp dụng là gì?