Lương công chức viên chức có phải cao hơn lương tối thiểu vùng không?

Lương công chức viên chức có phải cao hơn lương tối thiểu vùng không? Nguyên tắc xếp lương, trả lương và thực hiện chế độ lương đối với công chức, viên chức như thế nào? - Câu hỏi của chị Hương (TPHCM)

Phân biệt lương cơ sở và lương tối thiểu vùng như thế nào?

Hiện nay, mỗi đối tượng lao động sẽ nhận lương khác nhau, việc phân biệt được lương cơ sở và lương tối thiểu vùng sẽ là cơ sở giúp xác định chính xác mức lương mà người lao động được nhận


Lương cơ sở

Lương tối thiểu vùng

Cơ sở pháp lý

Nghị định 38/2019/NĐ-CP

Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Khái niệm

Là mức lương dùng để làm căn cứ tính các khoản sau:

+ Mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác;

+ Mức hoạt động phí, sinh hoạt phí;

+ Các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở khác.

Là mức lương thấp nhất người lao động được trả khi làm việc trong điều kiện bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối tượng áp dụng

- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện, cấp xã

- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP

- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:

+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu.

Mức lương hiện nay

1.490.000 đồng/tháng

(Áp dụng từ 01/7/2019)

- Mức lương tối thiểu vùng theo tháng:

+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng.

+ Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng.

+ Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng.

+ Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng.

- Mức lương tối thiểu vùng theo giờ:

+ Vùng I: 22.500 đồng/giờ;

+ Vùng II: 20.000 đồng/giờ;

+ Vùng III: 17.500 đồng/giờ;

+ Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

(Áp dụng từ 01/7/2022)

Theo sự phân biệt như trên, có thể thấy lương cơ sở và lương tối thiểu vùng là hai khái niệm khác nhau.

Như vậy, lương của công chức, viên chức được tính theo mức lương cơ sở, và mức lương của công chức, viên chức sẽ không phụ thuộc vào lương tối thiểu vùng.Lương công chức viên chức có phải cao hơn lương tối thiểu vùng không? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xếp lương, trả lương và thực hiện chế độ lương đối với công chức, viên chức như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc xếp lương

- Công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.

- Công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó.

+ Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.

+ Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.

- Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.

Nguyên tắc trả lương

Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.

Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương

- Công chức, viên chức khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm.

+ Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

- Theo yêu cầu nhiệm vụ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.

+ Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.

- Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

- Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.

Công chức, viên chức được hưởng chế độ nâng lương thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP như sau:

Chế độ nâng bậc lương
1. Thực hiện nâng bậc lương thường xuyên trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh.
Thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xem xét nâng bậc lương thường xuyên quy định như sau:
a) Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương.
b) Đối với các đối tượng xếp lương theo Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 , nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xét nâng bậc lương như sau:
b1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của Bảng 2, Bảng 3 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương.
b2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của Bảng 2, Bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo Bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc lương.
c) Các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định như sau:
- Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định;
- Trường hợp bị kỷ luật hình thức giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.

Như vậy, công chức, viên chức được nâng bậc lương dựa trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức và thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh.

Lương tối thiểu vùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ 01/7/2024, tăng mức lương tối thiểu vùng thì người lao động có được tăng lương không?
Lao động tiền lương
Toàn bộ 06 khoản tiền dự kiến sẽ tăng theo lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 là những khoản nào?
Lao động tiền lương
Lương tối thiểu tháng của người lao động làm việc tại Thành phố Hà Nội được tăng lên bao nhiêu theo dự kiến?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc tại Quảng Ninh có mức lương tối thiểu tháng hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Chính thức chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 lên 6% cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Đã chốt thời điểm tăng lương tối thiểu vùng 2024 cho người lao động?
Lao động tiền lương
Bình Dương có mấy thành phố? Mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Bình Dương là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Lương tối thiểu vùng 3 hiện nay là bao nhiêu? Lương tối thiểu vùng 3 được tăng lên bao nhiêu theo dự kiến?
Lao động tiền lương
Điều chỉnh mức lương tối thiểu dựa trên sự tương quan giữa các mức lương nào?
Lao động tiền lương
Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm được nhận là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương tối thiểu vùng
2,089 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương tối thiểu vùng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào