Lương cơ sở được tăng thêm 540.000 đồng/tháng từ 1/7/2024 có đúng không?
Lương cơ sở được tăng thêm 540.000 đồng/ tháng từ 1/7/2024 có đúng không?
Ngày 21/6/2024, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.
Căn cứ tại Mục 2.2 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 quy định về 07 nội dung khi thực hiện cải cách tiền lương. Trong đó có nội dung quy định về việc tăng lương cơ sở như sau:
- Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
- Thực hiện chế độ tiền thưởng từ ngày 01/7/2024 (quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản). Quy định chế độ tiền thưởng gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của người hưởng lương, kịp thời động viên, khích lệ, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tránh trùng lặp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng 2022.
- Hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Như vậy, theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024 từ 1/7/2024 thì cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được tăng lương cơ sở lên 30% từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tức được tăng thêm 540.000 đồng/tháng).
Xem chi tiết Kết luận 83-KL/TW năm 2024: Tại đây.
Lương cơ sở được tăng thêm 540.000 đồng/ tháng từ 1/7/2024 có đúng không?
Ban cán sự đảng Chính phủ có nhiệm vụ gì trong việc điều chỉnh mức lương cơ sở?
Căn cứ tại Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 quy định:
5. Tổ chức thực hiện
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp căn cứ Kết luận này khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
5.1. Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành có liên quan hoàn thiện, báo cáo Bộ Chính trị thông qua hệ thống Danh mục vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.
5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
5.3. Ban cán sự đảng Chính phủ: (1) Chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội xác định những nội dung cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, nhất là các chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở và hệ số lương để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với lộ trình cải cách tiền lương khu vực công. (2) Lãnh đạo, chỉ đạo Chính phủ thực hiện việc điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW tại Kết luận này; đồng thời chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
5.4. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Kết luận của Bộ Chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội khi thực hiện.
Theo đó, nhiệm vụ của Ban cán sự đảng Chính phủ trong việc điều chỉnh lương cơ sở là:
- Chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội xác định những nội dung cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, nhất là các chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở và hệ số lương để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với lộ trình cải cách tiền lương khu vực công.
- Lãnh đạo, chỉ đạo Chính phủ thực hiện việc điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và thực hiện các nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024;
- Chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
Mức lương cơ sở là căn cứ dùng để làm gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...
Theo đó, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định;
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?