Lương cán bộ công chức viên chức độc thân bao nhiêu thì được hưởng chính sách nhà ở xã hội?
Lương cán bộ công chức viên chức độc thân bao nhiêu thì được hưởng chính sách nhà ở xã hội?
Căn cứ khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định:
Điều kiện về thu nhập
1. Đối với các đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 76 của Luật Nhà ở thì phải đảm bảo điều kiện về thu nhập như sau:
a) Trường hợp người đứng đơn là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
b) Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
...
Bên cạnh đó, ta căn cứ 8 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 quy định:
Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
...
8. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
...
Như vậy, lương cán bộ công chức viên chức độc thân hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận thì được hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Lương cán bộ công chức viên chức độc thân bao nhiêu thì được hưởng chính sách nhà ở xã hội? (Hình từ Internet)
Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công như sau:
- Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Người được miễn, giảm tiền thuê nhà ở phải là người có tên trong Hợp đồng thuê nhà ở (bao gồm người đại diện đứng tên trong Hợp đồng và các thành viên khác có tên trong Hợp đồng thuê nhà);
+ Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở chỉ xét một lần cho người thuê;
+ Trường hợp một người thuộc đối tượng được hưởng nhiều chế độ miễn, giảm tiền thuê nhà ở thì chỉ được hưởng mức cao nhất;
+ Trường hợp trong một hộ gia đình có từ hai người trở lên đang thuê nhà ở thuộc diện được giảm tiền thuê thì được miễn tiền thuê nhà ở.
- Đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công bao gồm:
+ Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo quy định về chuẩn nghèo, cận nghèo theo quy định của pháp luật;
+ Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
- Mức miễn, giảm tiền thuê nhà ở
+ Đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36 Nghị định 100/2024/NĐ-CP được giảm tiền thuê nhà theo tỷ lệ quy định tại các văn bản hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Đối tượng quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 36 Nghị định 100/2024/NĐ-CP được giảm 60% tiền thuê nhà ở phải nộp; riêng đối với hộ gia đình nghèo, cận nghèo thì mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).
Xem thêm: So sánh chi phí mua nhà ở xã hội với nhà thương mại: Đâu là lựa chọn tốt hơn?
Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 79 Luật Nhà ở 2023 quy định nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau:
- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở;
+ Có sự kết hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;
+ Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cộng đồng dân cư và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023;
+ Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì thực hiện hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên trước đối với: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới;
+ Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn.
- Quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Nhà ở 2023 không áp dụng cho việc phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, việc phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở, trừ trường hợp các mục 3, 4 và 5 Chương VI Luật Nhà ở 2023 có quy định dẫn chiếu áp dụng quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Nhà ở 2023.






- Chính thức: Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức và người lao động theo Công văn 1814 để sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
- Chính thức quyết định mức lương mới thay thế khi ngừng lương cơ sở 2,34 triệu chiếm 70% tổng quỹ lương có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không?
- Chốt toàn bộ đối tượng áp dụng Công văn 1814 về tinh giản biên chế hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 và Nghị định 67 là những ai?
- Chốt 02 nhóm CBCCVC hưởng nghỉ hưu trước tuổi trước và sau ngày 1/7/2025 theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung thì hưởng trợ cấp thế nào?
- Chính thức tăng thêm 01 khoản thu nhập khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, đồng thời hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn cho CBCCVC và LLVT, cụ thể ra sao?