Luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh thuộc thẩm quyền của ai?
Luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ theo Điều 60 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định:
a) Điều động, luân chuyển công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân. Khi cần thiết thì điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:
a) Điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự không cùng quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Biệt phái Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức của Viện kiểm sát quân sự đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Tư lệnh quân khu và tương đương quyết định điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự trực thuộc quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Theo đó, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh thuộc thẩm quyền của:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh thuộc thẩm quyền của ai? (Hình từ Internet)
Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân bao gồm những chức danh nào?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Kiểm sát viên;
c) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
d) Điều tra viên;
đ) Kiểm tra viên.
2. Các công chức khác, viên chức và người lao động khác.
3. Ở Viện kiểm sát quân sự có các chức danh tư pháp, công chức, viên chức, người lao động khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các quân nhân khác.
Theo đó, các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân bao gồm:
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Kiểm sát viên;
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
- Điều tra viên;
- Kiểm tra viên.
Công chức của Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
3. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
4. Tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo đó, công chức của Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
- Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
- Tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Quản lý công chức của Viện kiểm sát nhân dân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 61 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, quản lý công chức của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất quản lý công chức của Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật, bảo đảm xây dựng Viện kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.
- Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý công chức của Viện kiểm sát theo quy định và theo sự phân công, phân cấp của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?