Lời dẫn chương trình Giáng sinh 2024 hay nhất tại công ty như thế nào? Công ty có bắt buộc phải tổ chức chương trình này không?

Chi tiết lời dẫn chương trình Giáng sinh 2024 hay nhất tại công ty ra sao? Có bắt buộc công ty phải tổ chức chương trình Giáng sinh cho người lao động không?

Lời dẫn chương trình Giáng sinh 2024 hay nhất tại công ty như thế nào?

Giáng Sinh còn được gọi là Noel. Đối với người phương Tây, Giáng sinh là mùa của sự quây quần, đoàn tụ và gắn kết tình cảm gia đình. Tùy thuộc vào từng quốc gia và nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, Giáng Sinh lại mang đến những sắc thái độc đáo riêng biệt.

Chương trình Giáng Sinh ở công ty thường bao gồm nhiều hoạt động thú vị nhằm tạo không khí vui tươi và gắn kết giữa các nhân viên trong công ty. Có thể tham khảo mẫu lời dẫn chương trình Giáng sinh 2024 sau đây:

Lời Dẫn Chương Trình Giáng Sinh 2024

Kính thưa Ban lãnh đạo công ty, quý vị khách quý, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên thân mến!

Khi mùa đông gõ cửa, mang theo những cơn gió lạnh, chúng ta lại được tụ họp trong không gian ấm áp này để chào đón một mùa Giáng Sinh tràn đầy an lành và sắc màu rực rỡ. Thay mặt Ban tổ chức, tôi xin gửi lời chào trân trọng và ấm áp nhất đến tất cả quý vị. Chúc mọi người có một buổi tối thật ý nghĩa, tràn đầy niềm vui và những kỷ niệm đáng nhớ bên nhau!

Câu chuyện về ông già Noel, chú tuần lộc Rudolph và những món quà Giáng Sinh luôn là một phần đẹp đẽ trong ký ức tuổi thơ của mỗi chúng ta. Đêm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục viết nên câu chuyện kỳ diệu ấy, bằng những khoảnh khắc đáng nhớ và những kỷ niệm ngọt ngào, để tạo nên một Giáng Sinh thật trọn vẹn và ý nghĩa.

1. Mở đầu chương trình

Mở màn cho đêm Giáng sinh hôm nay, xin mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục [Tên tiết mục] do [Tên người biểu diễn] thể hiện. Đây là một ca khúc/bài múa/vở kịch… đầy ý nghĩa về tình yêu và sự sẻ chia trong mùa Giáng sinh.”

2. Chia sẻ từ Ban Lãnh Đạo

Và bây giờ, chúng tôi xin trân trọng kính mời [Tên lãnh đạo/Ban giám đốc công ty] lên sân khấu để chia sẻ đôi lời và khai mạc chương trình. Xin quý vị cùng chào đón!”

Xin chân thành cảm ơn [Tên lãnh đạo] vì những lời chia sẻ sâu sắc và ý nghĩa. Chúng tôi tin tưởng rằng, với những giá trị tốt đẹp mà công ty đã dày công xây dựng, chúng ta sẽ tiếp tục vững vàng tiến bước và gặt hái nhiều thành công rực rỡ hơn nữa trong tương lai.

3. Chương trình văn nghệ

“Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng thưởng thức những tiết mục văn nghệ đầy màu sắc Giáng sinh.

(MC lần lượt giới thiệu từng tiết mục)

4. Các trò chơi thú vị

Sau màn trình diễn đầy cảm xúc vừa rồi, chúng ta hãy cùng nhau thư giãn với một trò chơi nhỏ mang tên [Tên trò chơi]. Xin mời quý vị cùng tham gia và nhận những phần quà hấp dẫn từ chương trình.

Tiếp theo, chúng ta sẽ có một số trò chơi vui nhộn. Hãy chuẩn bị tinh thần để tham gia và nhận những phần quà hấp dẫn nhé!

5. Hoạt động trao đổi quà

Bây giờ là lúc chúng ta tham gia vào hoạt động trao đổi quà. Hãy chuẩn bị những món quà xinh xắn và bất ngờ để dành tặng nhau!

6. Kết thúc chương trình

Đêm Giáng Sinh đã khép lại, nhưng những kỷ niệm đẹp sẽ luôn sống mãi trong trái tim chúng ta. Xin chúc quý vị một mùa Giáng Sinh an lành, tràn đầy hạnh phúc và ngập tràn yêu thương bên gia đình và những người thân yêu!

Lưu ý: Lời dẫn chương trình Giáng sinh 2024 hay nhất tại công ty mang tính chất tham khảo. Lời dẫn này có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu cụ thể của công ty và các vấn đề đang được quan tâm.

Lời dẫn chương trình Giáng sinh 2024 hay nhất tại công ty như thế nào?

Lời dẫn chương trình Giáng sinh 2024 hay nhất tại công ty như thế nào? (Hình từ Internet)

Công ty có bắt buộc phải tổ chức chương trình Giáng sinh cho người lao động không?

Căn cứ tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo đó, quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động không có nghĩa vụ bắt buộc phải tổ chức chương trình Giáng sinh cho người lao động.

Như vậy, không bắt buộc công ty phải tổ chức chương trình Giáng sinh cho người lao động. Tùy vào khả năng tài chính, công ty có thể tổ chức hoặc không tổ chức chương trình Giáng sinh cho người lao động.

Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày phép hưởng lương trong năm?

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Căn cứ Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, cụ thể như sau: như sau:

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Theo đó, số ngày nghỉ phép năm của người lao động như sau:

- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Lưu ý: Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Lễ Giáng sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào? Lễ Giáng sinh có phải ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của NLĐ không?
Lao động tiền lương
Lời chúc của Ông già Noel cho các cháu? Công ty có bắt buộc phải tổ chức hoạt động mừng lễ Giáng sinh cho NLĐ không?
Lao động tiền lương
Ngày Noel là ngày gì? Người lao động có được nghỉ vào Ngày Noel hay không?
Lao động tiền lương
Ngày 24 12 là ngày gì? Người lao động có được thưởng vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Thiệp giáng sinh đơn giản chúc mừng noel hay nhất? Thông điệp Giáng sinh là gì? Giáng sinh 2024 có phải ngày nghỉ hằng tuần của người lao động không?
Lao động tiền lương
Tổng hợp lời chúc giáng sinh bằng tiếng anh ngắn gọn, hay nhất? Ý nghĩa ngày lễ giáng sinh? Người lao động được nghỉ làm vào lễ giáng sinh 2024 không?
Lao động tiền lương
Tổng hợp Lời chúc giáng sinh vui nhộn? Người lao động được nghỉ làm vào ngày Lễ Giáng sinh không?
Lao động tiền lương
Ngày 25 tháng 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương không?
Lao động tiền lương
Tổng hợp các hoạt động mừng lễ Giáng sinh 2024 dành cho công ty gồm những hoạt động nào?
Lao động tiền lương
Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lễ Giáng sinh
272 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Giáng sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Giáng sinh

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào