Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào? Lễ Giáng sinh có phải ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của NLĐ không?
Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào?
Lễ Giáng sinh, hay Noel, bắt nguồn từ truyền thống Kitô giáo, kỷ niệm sự ra đời của Chúa tại Bethlehem, thuộc xứ Judea (ngày nay là một thành phố của Palestine). Theo Kinh Thánh, Chúa được sinh ra vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Mặc dù ngày sinh chính xác của Chúa không được biết rõ, nhưng vào đầu thế kỷ thứ tư, Giáo hội đã ấn định ngày 25 tháng 12 để kỷ niệm sự kiện này. Ngày này trùng với ngày Đông chí theo lịch La Mã, một thời điểm quan trọng trong nhiều nền văn hóa cổ đại.
Lễ Giáng sinh không chỉ có ý nghĩa tôn giáo mà còn trở thành một dịp lễ hội phổ biến trên toàn thế giới, với các hoạt động như trang trí cây thông Noel, trao đổi quà tặng, và các bữa tiệc gia đình.
Thông tin "Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào? Lễ Giáng sinh có phải ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của NLĐ không?
Lễ Giáng sinh có phải ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của người lao động không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
...
Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định trên, Lễ Giáng sinh không phải ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của người lao động. Do đó, người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Giáng sinh.
Tuy nhiên, người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này (trong trường hợp ngày Lễ Giáng sinh không phải là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động).
Trong trường hợp ngày Lễ Giáng sinh rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm việc, tuy nhiên sẽ không được hưởng lương.
Bên cạnh đó, nếu ngày Lễ Giáng sinh 2024 mà rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương.
Xem thêm:
Ý tưởng trang trí Giáng sinh tại nhà đơn giản, độc đáo?
Mỗi năm người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày phép có lương?
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, số ngày nghỉ phép năm của người lao động như sau:
- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Lưu ý: Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019.











- Nghị định 67 sửa Nghị định 178: CBCCVC và LLVT nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ lương hưu không?
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu chỉ đạo xây dựng văn kiện Đảng, chuẩn bị đại hội cấp tỉnh, cấp xã và các cấp uỷ trực thuộc ở những nơi sáp nhập, hợp nhất là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần phải làm trong thời gian nào?
- Nghị định 73: Sĩ quan Quân đội làm việc theo vị trí việc làm, hiệu quả công việc được pháp luật ưu đãi tiền thưởng hằng năm như thế nào?
- Không giải quyết cán bộ công chức có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để ổn định cuộc sống trước CBCC có sức khỏe yếu theo thứ tự ưu tiên tại khu vực thủ đô đúng không?
- Chốt không chấp nhận giải quyết nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức ở Hà Nội thì người đứng đầu đơn vị có phải trả lời bằng văn bản không?