Lô kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò có thời gian giữ chậm đạt yêu cầu khi nào?
Kíp vi sai phi điện là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I QCVN 12-22:2023/BTC về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định chỉ tiêu kỹ thuật, phương pháp thử và quy định quản lý đối với kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ có mã HS 3603.40.00.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan tới kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ trên lãnh thẻ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Kíp nổ vi sai: Là kíp nổ có thời gian giữ chậm định trước.
3.2. Dây dẫn tín hiệu nổ (hay còn gọi là dây dẫn nổ): Là phương tiện dùng để truyền sóng kích nổ để gây nổ kíp nổ.
3.3. Kíp vi sai phi điện: Là loại kíp nổ vi sai có thời gian giữ chậm định trước bằng mili giây (ms) và được kích nổ bằng dây dẫn tín hiệu nổ.
3.4. Cường độ nổ: Là khả năng công phá của kíp nổ.
3.5. Tốc độ dẫn nổ (tốc độ nổ của dây dẫn tín hiệu nổ): Là tốc độ bùng cháy của lớp thuốc dẫn nổ trám ở mặt trong của ống dây dẫn tín hiệu nổ khi được gây nổ ở một nhiệt độ nhất định.
Theo đó, kíp vi sai phi điện là loại kíp nổ vi sai có thời gian giữ chậm định trước bằng mili giây (ms) và được kích nổ bằng dây dẫn tín hiệu nổ.
Lô kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò có thời gian giữ chậm đạt yêu cầu khi nào?
Lô kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò có thời gian giữ chậm đạt yêu cầu khi nào?
Căn cứ theo tiểu tiết 7.6.5 tiết 7.6 tiểu mục 7 Mục II QCVN 12-22:2023/BTC về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ thì lô kíp được đánh giá đạt yêu cầu nếu toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu.
Cụ thể, thời gian giữ chậm tương ứng của từng số vi sai của kíp đạt yêu cầu theo quy định tại bảng sau:
Kết quả thời gian giữ chậm của kíp nổ vi sai phi điện được tính như thế nào?
Căn cứ theo tiểu tiết 7.6.4 tiết 7.6 tiểu mục 7 Mục II QCVN 12-22:2023/BTC về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
Tiến hành thử
- Đặt kíp vào bình thép hoặc hộp thép chịu áp lực, luồn dây dẫn tín hiệu đi qua bia 1, dây dẫn tín hiệu về qua bia 2, đóng cửa chắn an toàn;
- Cầm 01 kim phát hỏa cắm vuông góc vào vị trí cách đều đầu dây dẫn tín hiệu nổ 5, sao cho đầu kim hỏa xuyên thủng tới lỗ của dây dẫn, cầm kim phát hỏa thứ 2 xuyên vào lỗ của dây dẫn tín hiệu nổ sao cho đầu kim chạm vào đầu kim thứ nhất.
- Chuyển công tắc của bộ phát hỏa từ vị trí ngắt sang vị trí nạp, quy “0” máy đo thời gian, đóng công tắc bộ phát hỏa từ vị trí nạp sang vị trí phóng để phát hỏa, ấn nút gây nổ kíp. Đọc kết quả thời gian giữ chậm trên máy đo thời gian;
- Thử mỗi lần 01 kíp, lần lượt thử cho hết số lượng kíp cần thử.
Kết quả là giá trị trung bình của các phép thử, làm tròn đến 1 ms.
Theo đó, kết quả thời gian giữ chậm của kíp nổ vi sai phi điện là giá trị trung bình của các phép thử, làm tròn đến 1 ms.
Thiết bị, dụng cụ được dùng để thử thời gian giữ chậm của kíp nổ vi sai phi điện gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu tiết 7.6.2 tiết 7.6 tiểu mục 7 Mục II QCVN 12-22:2023/BTC về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
Thiết bị, dụng cụ
- Máy đo thời gian chuyên dụng, độ phân giải 10-6 s.
Cho phép sử dụng các thiết bị đo thời gian có thể đo được thời gian từ khi ấn nút gây nổ kíp (Start) đến khi kíp phát nổ (Stop);
- Bình thép hoặc hộp thép chịu áp lực: Chiều cao thiết bị: 300 mm; độ dày bình thép: 6 mm; đường kính ống định vị kíp: 12 mm;
- Bộ phát hỏa dùng để phát hỏa dây dẫn tín hiệu nổ hoặc kíp nổ điện số 8.
Theo đó, thiết bị, dụng cụ được dùng để thử thời gian giữ chậm của kíp nổ vi sai gồm:
- Máy đo thời gian chuyên dụng, độ phân giải 10-6 s.
- Bình thép hoặc hộp thép chịu áp lự.
- Bộ phát hỏa.
Lưu ý: QCVN 12-22:2023/BTC có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?