Lịch cấm đường 25 4 và hướng di chuyển thay thế? Người lao động có đi làm vào Lễ kỷ niệm 50 năm ngày 30 4 không?
Lịch cấm đường 25 4 và hướng di chuyển thay thế như thế nào?
Ngày 25/4/2025 là buổi sơ duyệt theo cấp nhà nước, dự kiến diễn ra từ 20h đến 23h trên trục đường Lê Duẩn.
Vừa qua, Phòng Cảnh sát giao thông TPHCM (PC08) đã có thông báo về việc cấm đường, hạn chế lưu thông trên một số tuyến đường trung tâm thành phố.
Vào ngày Sơ duyệt cấp nhà nước, Thứ sáu ngày 25/4/2025 (dự phòng thứ bảy ngày 26/4/2025): Cấm các phương tiện lưu thông, dừng đỗ từ 17h30 ngày 25/4/2025 đến 01h00 ngày 26/4/2025 (khung thời gian cấm tương tự nếu Sơ duyệt vào ngày dự phòng).
Dưới đây là Lịch cấm đường 25 4 tại TPHCM phục vụ lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975 - 30/4/2025:
- Khu vực cầu Ba Son, hướng TP Thủ Đức sang quận 1 (từ ngã ba đường D6 + R12); - Khu vực đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (đoạn Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Hữu Cảnh); - Đinh Tiên Hoàng (đoạn Nguyễn Đình Chiểu đến Lê Duẩn); - Khu vực đường Tôn Đức Thắng (đoạn Lê Duẩn đến điểm quay đầu trước số 37 Tôn Đức Thắng); - Khu vực đường Mạc Đĩnh Chi (đoạn Trần Cao Vân đến Nguyễn Du); - Tuyến đường Hai Bà Trưng (đoạn Võ Văn Tần đến Lý Tự Trọng); - Phạm Ngọc Thạch (đoạn Vòng xoay Hồ Con Rùa đến Nhà Thờ Đức Bà); - Pasteur (đoạn Võ Văn Tần đến Lý Tự Trọng); - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn Võ Văn Tần đến Lý Tự Trọng); - Trương Định (đoạn Võ Văn Tần đến Lý Tự Trọng); - Nguyễn Du (đoạn Tôn Đức Thắng đến đường Cách Mạng Tháng 8); - Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Cách Mạng Tháng 8). Ngoài ra, các đường nằm bên trong vòng giới hạn của các tuyến đường trên như: Lê Duẩn, Nguyễn Văn Chiêm, Lê Quý Đôn, Huyền Trân Công Chúa, Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên, Alexandre De Rhodes, Công xã Paris, Đặng Trần Côn, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Đồng Khởi… |
Lộ trình di chuyển thay thế các tuyến đường cấm xe ngày 25/4 phục vụ dịp lễ 30 4 như sau:
1. Hướng di chuyển từ TP Thủ Đức sang các quận 1, 5, 6, 10, Bình Tân, huyện Bình Chánh
Lộ trình 1: Võ Nguyên Giáp - Mai Chí Thọ - hầm vượt sông Sài Gòn - Võ Văn Kiệt - đi quận 5, 6, Bình Chánh. Lộ trình 2: Võ Nguyên Giáp - Mai Chí Thọ - hầm vượt sông Sài Gòn - Võ Văn Kiệt - Trần Đình Xu (hoặc Nguyễn Văn Cừ) - Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Cừ - Lý Thái Tổ - 3 tháng 2 - đi quận 10, Tân Bình. Lộ trình 3: Võ Nguyên Giáp - Cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - 3 tháng 2. Lộ trình 4: Võ Nguyên Giáp - Cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - Vòng xoay Hàng Xanh - Bạch Đằng - Phan Đăng Lưu - Hoàng Văn Thụ - Phan Đình Giót - Trường Sơn. Lộ trình 5: Võ Nguyên Giáp - Võ Văn Ngân - Tô Ngọc Vân - Phạm Văn Đồng - Hồng Hà - Trường Sơn - vào sân bay Tân Sơn Nhất hoặc tiếp tục Trường Sơn - Hoàng Văn Thụ - Xuân Hồng - Xuân Diệu - Trường Chinh - Lý Thường Kiệt - Lạc Long Quân - đi các hướng. |
2. Hướng di chuyển từ quận Bình Thạnh sang các quận 10, 11, 12, huyện Củ Chi, Hóc Môn
Lộ trình 1: Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa hoặc Vòng xoay Công trường Dân Chủ - 3 Tháng 2. Lộ trình 2: Điện Biên Phủ - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Bạch Đằng - Phan Đăng Lưu - Hoàng Văn Thụ - Vòng xoay Lăng Cha Cả - đi các hướng. Hướng di chuyển từ huyện Củ Chi, quận 12, Tân Bình sang các quận Bình Thạnh, quận 4, 6, 7, 10, huyện Nhà Bè, Cần Giờ, TP Thủ Đức: Lộ trình 1: Lê Quang Đạo - rẽ phải Lê Đức Anh hoặc rẽ trái Đỗ Mười - đi các hướng Lộ trình 2: Lê Quang Đạo - Trường Chinh - Cộng Hòa - Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu - 3 tháng 2. Lộ trình 3: Lê Quang Đạo - Trường Chinh - Cách mạng tháng 8 - Vòng xoay Dân Chủ - 3 tháng 2 - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Nguyễn Văn Cừ - Dương Bá Trạc - cầu Him Lam - đi quận 4, 7, Huyện Nhà Bè, Cần Giờ. Lộ trình 4: Lê Quang Đạo - Trường Chinh - Lý Thường Kiệt - Hồng Bàng - Châu Văn Liêm - đi quận 6, 10. Lộ trình 5: Trường Chinh - Cách mạng tháng 8 - 3 tháng 2 - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - hầm vượt Sông Sài Gòn - Mai Chí Thọ đi TP Thủ Đức. Lộ trình 6: Trường Chinh - Cộng Hòa - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Điện Biên Phủ - Cầu Sài Gòn - đi TP Thủ Đức hoặc Hoàng Văn Thụ - Phan Đình Giót - Trường Sơn - Hồng Hà - Phạm Văn Đồng - đi TP Thủ Đức. |
3. Hướng di chuyển từ huyện Củ Chi, quận 12, Tân Bình sang các quận Bình Thạnh, quận 4, 6, 7, 10, huyện Nhà Bè, Cần Giờ, TP Thủ Đức
Lộ trình 1: Lê Quang Đạo - rẽ phải Lê Đức Anh hoặc rẽ trái Đỗ Mười - đi các hướng Lộ trình 2: Lê Quang Đạo - Trường Chinh - Cộng Hòa - Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu - 3 tháng 2. Lộ trình 3: Lê Quang Đạo - Trường Chinh - Cách mạng tháng 8 - Vòng xoay Dân Chủ - 3 tháng 2 - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Nguyễn Văn Cừ - Dương Bá Trạc - cầu Him Lam - đi quận 4, 7, Huyện Nhà Bè, Cần Giờ. Lộ trình 4: Lê Quang Đạo - Trường Chinh - Lý Thường Kiệt - Hồng Bàng - Châu Văn Liêm - đi quận 6, 10. Lộ trình 5: Trường Chinh - Cách mạng tháng 8 - 3 tháng 2 - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - hầm vượt Sông Sài Gòn - Mai Chí Thọ đi TP Thủ Đức. Lộ trình 6: Trường Chinh - Cộng Hòa - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Điện Biên Phủ - Cầu Sài Gòn - đi TP Thủ Đức hoặc Hoàng Văn Thụ - Phan Đình Giót - Trường Sơn - Hồng Hà - Phạm Văn Đồng - đi TP Thủ Đức. |
4. Hướng di chuyển từ quận 4, 7 đi huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận Tân Bình
Lộ trình 1: Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 1 (hoặc cầu Tân Thuận 2) - Nguyễn Tất Thành - Hoàng Diệu - Cầu Ông Lãnh - Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Cừ - Lý Thái Tổ - 3 tháng 2 - Lý Thường Kiệt - Hoàng Văn Thụ - Cộng Hòa - Trường Chinh - Lê Quang Đạo. Lộ trình 2: Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Thị Thập - cầu Him Lam - cầu Kênh Xáng - Dương Bá Trạc - Nguyễn Văn Cừ - Lý Thái Tổ - Vòng xoay Ngã 7 - 3 Tháng 2 - Vòng xoay Dân Chủ - Cách mạng tháng 8 - Xuân Diệu - Xuân Hồng - Trường Chinh - Lê Quang Đạo. Lộ trình 3: Nguyễn Tất Thành - Hoàng Diệu - cầu Ông Lãnh - Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Cừ - Lý Thái Tổ - 3 tháng 2 - Lý Thường Kiệt - đi quận Tân Bình (sân bay Tân Sơn Nhất). Lộ trình 4: Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ - cầu Kênh Tẻ - Khánh Hội - đi thẳng rẽ trái Bến Vân Đồn - cầu Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Cừ - Lý Thái Tổ - 3 tháng 2. |
Trên đây là thông tin về "Lịch cấm đường 25 4 và hướng di chuyển thay thế như thế nào?"
Lịch cấm đường 25 4 và hướng di chuyển thay thế? Người lao động có đi làm vào Lễ kỷ niệm 50 năm ngày 30 4 không?
Người lao động có đi làm vào Lễ kỷ niệm 50 năm ngày 30 4 không?
Tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch), tức ngày Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được quy định là ngày nghỉ lễ chính thức của người lao động. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong ngày này.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động vẫn phải làm việc và sẽ nhận được tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật.
Mức lương trả cho người lao động làm việc vào ngày 30 4 là bao nhiêu?
Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó người lao động đi làm vào lịch nghỉ 30 4 và 1 5 thì được hưởng mức lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.





- Công văn 1767: Chính thức quyết định cho nghỉ việc những đối tượng nào khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Bỏ cấp huyện: Chính thức tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong thời hạn thế nào?
- Công văn 03: Chế độ phụ cấp lương hiện hưởng của CBCCVC, NLĐ hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới như thế nào?
- Chính thức: Chốt thời hạn và thời gian giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động như thế nào?
- Quyết định thực hiện không chi trả chế độ nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi nhưng mang lại lợi ích cho cơ quan theo Hướng dẫn 01 đúng không?