Lịch âm 2024 chính xác nhất? Người lao động có những ngày nghỉ lễ nào theo lịch âm 2024?
Lịch âm 2024 chính xác nhất?
Năm 2024 là năm nhuận sẽ có 366 ngày. Xem chi tiết lịch âm năm 2024 theo từng tháng cụ thể dưới đây:
Lịch âm dương tháng 1/2024
Lịch âm dương tháng 2/2024
Lịch âm dương tháng 3/2024
Lịch âm dương tháng 4/2024
Lịch âm dương tháng 5/2024
Lịch âm dương tháng 6/2024
Lịch âm dương tháng 7/2024
Lịch âm dương tháng 8/2024
Lịch âm dương tháng 9/2024
Lịch âm dương tháng 10/2024
Lịch âm dương tháng 11/2024
Lịch âm dương tháng 12/2024
* Một số ngày lễ theo lịch âm 2024 gồm:
- Tết Ông Công Ông Táo vào thứ 6 ngày 23/12/2023 Âm lịch (nhằm ngày 2/2/2024 dương lịch).
- Tết Nguyên Đán vào thứ 6 đến thứ 2 ngày 1-3/1/2024 Âm lịch (nhằm ngày 9-12/2/2024 dương lịch).
- Ngày Thần Tài vào thứ 2 ngày 10/1/2024 Âm lịch (nhằm ngày 19/2/2024 dương lịch).
- Ngày Tết Nguyên Tiêu vào thứ 7 ngày 15/1/2024 Âm lịch (nhằm ngày 24/2/2024 dương lịch).
- Tết Hàn thực vào thứ 5 ngày 3/3/2024 Âm lịch (nhằm ngày 11/4/2024 dương lịch).
- Giỗ Tổ Hùng Vương vào thứ 5 ngày 10/3/2024 Âm lịch (nhằm ngày 18/4/2024 dương lịch).
- Lễ Phật Đản vào thứ 4 ngày 15/4/2024 Âm lịch (nhằm ngày 22/5/2024 dương lịch).
- Tết Đoan Ngọ vào thứ 2 ngày 5/5/2024 Âm lịch (nhằm ngày 10/6/2024 dương lịch).
- Lễ Thất Tịch vào thứ 7 ngày 7/7/2024 Âm lịch (nhằm ngày 10/7/2024 dương lịch).
- Tết Trung Thu vào thứ 3 ngày 15/8/2024 Âm lịch (nhằm ngày 17/9/2024 dương lịch).
- Tết Trùng Cửu vào thứ 6 ngày 9/9/2024 Âm lịch (nhằm ngày 11/10/2024 dương lịch).
- Tết Trùng Thập vào thứ Chủ Nhật ngày 10/10/2024 Âm lịch (nhằm ngày 10/11/2024 dương lịch).
- Tết Hạ Nguyên vào thứ 6 ngày 15/10/2024 Âm lịch (nhằm ngày 15/11/2024 dương lịch).
Xem thêm:
Lịch âm 2024 chính xác nhất? Người lao động có những ngày nghỉ lễ nào theo lịch âm 2024? (Hình từ Internet)
Người lao động có những ngày nghỉ lễ nào theo lịch âm 2024?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm 2024 là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng 06 ngày vào 02 dịp lễ âm lịch 2024 là: Tết Âm lịch và Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người lao động khi làm thêm giờ vào các ngày nghỉ lễ thì sẽ được tính lương như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?