Lễ Sen Dolta 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào? Lao động là người dân tộc thiểu số có được hỗ trợ tìm kiếm việc làm không?
Lễ Sen Dolta 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào?
Lễ Sen Dolta là một nghi lễ truyền thống lớn mang đậm văn hóa của người Khmer. Lễ Sen Dolta có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Kinh Việt Nam. Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân; thể hiện thái độ tạ ơn đối với những người đã khuất, cầu mong cho gia đạo được bình an.
Lễ Sen Dolta bắt đầu tổ chức vào ngày 29/8 âm lịch hàng năm và kéo dài trong vòng 3 ngày. Theo tiếng của đồng bào dân tộc Khmer, “Sen” có nghĩa là cúng, Dol có nghĩa là “bà”, Ta có nghĩa là “ông”. Đồng bào dân tộc Khmer tin rằng có sự liên hệ và gắn bó giữa tổ tiên con cháu, người sống và người đã khuất. Thế nên những linh hồn sẽ tìm đến người thân của mình để chuộc lại những lỗi lầm từ kiếp trước của họ qua các nghi thức đặc biệt.
Theo nghi lễ, Lễ Sen Dolta được tổ chức trong suốt 3 ngày, trong những ngày tiến hành lễ, người dân thường tuấn theo các nghi thức truyền thống sau:
Ngày 1
Đầu tiên, mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà của khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ. Sau đó, dọn bốn chén cơm ngon trên mỗi bàn, đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cùng cúng. Mọi người cùng nhau khấn vái và rót trà để mời linh hồn những họ hàng đã quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Buổi cúng đầu ngày gọi là cúng tiếp đón.
Đến chiều, họ tắm rửa sạch sẽ, cúng linh hồn ông bà và sau đó mời ông bà cùng họ đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa phần lễ sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức, hoạt động khác mang tính hội hè như du kê, Lò-khol Bác-sắc, múa Lâm-thol…
Ngày 2
Sau khi đã ở chùa suốt một ngày - đêm, đến chiều mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa.
Ngày 3
Mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Vì vậy, buổi cúng này gọi là “cúng tiễn đưa”. Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Đôn-ta xem như kết thúc.
Như vậy, Lễ Sen Dolta 2024 tổ chức trong 03 ngày từ ngày 01/10/2024 (Thứ ba, ngày 29/08 Âm lịch) đến ngày 03/10/2024 (Thứ năm, ngày 01/9/2024 Âm lịch).
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Lễ Sen Dolta 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào?
Lễ Sen Dolta có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Lễ Sen Dolta không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam.
Lao động là người dân tộc thiểu số có được hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm không?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định về cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số, cụ thể như sau:
Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số
1. Nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ các Trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tư vấn, giới thiệu, tìm kiếm, kết nối việc làm cho người lao động, gồm: Tổ chức các giao dịch việc làm (sàn/phiên giao dịch, hội chợ/ngày hội việc làm); thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, người sử dụng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm; xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động.
b) Hỗ trợ giới thiệu việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) cho người lao động là người dân tộc thiểu số.
2. Cách thức thực hiện
a) Hỗ trợ Trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu, tìm kiếm, kết nối việc làm cho người lao động là người dân tộc thiểu số: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC .
b) Hỗ trợ giới thiệu việc làm thành công: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định hiện hành.
Theo đó, hỗ trợ các trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tư vấn, giới thiệu, tìm kiếm việc làm cho người lao động là người dân tộc thiểu số, gồm:
- Tổ chức các giao dịch việc làm (sàn/phiên giao dịch, hội chợ/ngày hội việc làm).
- Thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, người sử dụng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm.
- Xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 12 12 là ngày gì? Người lao động có được về sớm vào ngày này không?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Chính thức quy định mức tăng lương hưu cho toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Đã chính thức tăng lương hưu cho người có mức lương hưu dưới 3500000 sau khi đã điều chỉnh tăng 15% với mấy mức?