Lễ Phục sinh nghỉ mấy ngày? Người sử dụng lao động có bắt buộc phải thưởng cho người lao động trong dịp lễ phục sinh này hay không?
Lễ phục sinh nghỉ mấy ngày đối với người lao động?
Năm 2025, Lễ phục sinh sẽ rơi vào ngày chủ nhật cụ thể là vào ngày 20 tháng 4 năm 2025.
Lễ Phục sinh là một ngày lễ quan trọng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc:
+ Sự phục sinh của Chúa Giê-su là biểu tượng cho chiến thắng của sự sống trước cái chết, của ánh sáng trước bóng tối, của tình yêu trước sự hận thù.
+ Sự cứu rỗi của nhân loại: Người Kitô giáo tin rằng Chúa Giê-su đã hy sinh mạng sống của mình để cứu rỗi nhân loại khỏi tội lỗi. Sự phục sinh của Ngài là bằng chứng cho sự cứu rỗi này.
+ Niềm hy vọng vào sự sống vĩnh cửu: Lễ Phục sinh mang đến niềm hy vọng về sự sống vĩnh cửu cho những người tin vào Chúa Giê-su.
+ Biểu tượng của lễ này gồm trứng Phục Sinh, tượng trưng cho sự sống mới biểu hiện cho sự sinh sôi nảy nở và niềm vui
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó ngày Lễ Phục sinh không phải ngày lễ tết trong năm nên không được nghỉ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên vì Lễ Phục sinh rơi trúng ngày chủ nhật nên người lao động sẽ được nghỉ một ngày chủ nhật.
Thông thường các công ty sẽ lựa chọn ngày chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, công ty có thể lựa chọn một trong các ngày trong tuần làm ngày nghỉ nhưng phải ghi vào nội quy lao động và có trách nhiệm thông báo với người lao động của mình.
Do đó, nếu Lễ Phục sinh rơi trúng ngày chủ nhật (ngày 20/4/2025) không phải là ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ không được nghỉ vào ngày này.
Tóm lại, người lao động có thể nghỉ làm vào ngày Lễ Phục sinh 2025 trong các trường hợp sau:
- Lễ Phục sinh ngày 20/4/2025 rơi vào Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động.
- Lễ Phục sinh ngày 20/4/2025 rơi vào các trường hợp được nghỉ việc riêng có hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Lễ Phục sinh ngày 20/4/2025 rơi vào các trường hợp được nghỉ việc riêng không hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 và thỏa thuận nghỉ làm không lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động xin nghỉ phép trong số ngày phép hằng năm của mình theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, vào ngày Lễ phục sinh, người lao động có được nghỉ hay không và được nghỉ mấy ngày sẽ tùy thuộc vào chế độ và thỏa thuận giữa công ty và người lao động do đây không phải là ngày nghỉ lễ tết theo quy định pháp luật.
Lễ phục sinh nghỉ mấy ngày? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày lễ phục sinh 2025 không? (Hình từ Internet)
Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ phục sinh thì sẽ được hưởng tiền lương như thế nào?
Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Vì ngày lễ phục sinh không phải ngày lễ được hưởng nguyên lương, nên người lao động sẽ được hưởng tiền lương như sau:
- Nếu làm thêm giờ
+ Vào ngày thường: ít nhất bằng 150%
+ Vào ngày nghỉ hằng tuần: ít nhất bằng 200%
- Nếu làm việc vào ban đêm: ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương
- Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo khoản 1 và khoản 2 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường.
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải thưởng cho người lao động trong dịp lễ phục sinh này hay không?
Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy vào ngày lễ phục sinh không bắt buộc phải thưởng cho người lao động trong dịp lễ phục sinh. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể thưởng cho người lao động trường hợp người lao động có kết quả làm việc tốt.


- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Quyết định chính thức: Bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ toàn bộ hệ số lương của 09 đối tượng sau 2026 thì quan hệ tiền lương được mở rộng như thế nào?
- Nghị quyết 76: Chốt thời gian chính thức hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã? Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã được quy định như thế nào?
- Thống nhất dừng áp dụng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cách tính lương thế nào?