Lễ Hằng Thuận là gì? Người lao động kết hôn được nghỉ mấy ngày?
Lễ Hằng Thuận là gì?
Lễ Hằng Thuận là một nghi thức lễ cưới đặc biệt được tổ chức tại chùa hoặc thiền viện theo nghi thức Phật giáo Việt Nam. Tên gọi "Hằng Thuận" mang ý nghĩa "hòa thuận mãi mãi" - "hằng" là thường xuyên, luôn luôn, và "thuận" là hòa thuận, yên ấm.
Lễ Hằng Thuận không chỉ là một nghi thức tôn giáo mà còn là dịp để cô dâu chú rể nhận được những lời giáo huấn quý báu từ các thầy chủ lễ về bổn phận của người làm vợ, làm chồng, cũng như cách tu tập để có cuộc sống an lạc và hạnh phúc.
Nghi thức này được tổ chức lần đầu vào năm 1930 tại chùa Từ Đàm, Huế, do bác sĩ phật tử Tâm Minh - Lê Đình Thám tổ chức cho con gái đầu lòng. Đến năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã chính thức đặt tên cho lễ này là Lễ Hằng Thuận.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Lễ Hằng Thuận là gì? Người lao động kết hôn được nghỉ mấy ngày?
Người lao động kết hôn được nghỉ mấy ngày?
Tại điểm a khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
...
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định trên, khi người lao động kết hôn thì người đó sẽ được nghỉ 03 ngày hưởng nguyên lương.
Trường hợp muốn được nghỉ dài hơn, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ gộp ngày phép năm. Bởi theo quy định tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.
Nếu hết phép, người lao động có thể thỏa thuận xin nghỉ không lương, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.
Nghỉ kết hôn trùng vào ngày lễ thì người lao động có được nghỉ bù hay không?
Tại khoản 3 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Hiện nay, pháp luật lao động không quy định rõ 03 ngày mà người lao động được nghỉ kết hôn là ngày làm việc hay ngày thông thường mà chỉ đề cập rằng thời gian nghỉ này được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm.
Đối trường hợp nghỉ kết hôn trùng vào ngày lễ, hiện chưa có quy định hướng dẫn đề cập đến việc người lao động có được nghỉ bù hay không.
Bộ luật Lao động 2019 mới chỉ ghi nhận trường hợp được nghỉ bù duy nhất là khi ngày nghỉ lễ nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp.
Do đó, có thể, nếu không có thỏa thuận nào khác với người sử dụng lao động thì khi ngày cưới trùng với ngày lễ thì người lao động cũng không được nghỉ bù.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?