Lao động chưa thành niên 16 tuổi có thể được sử dụng làm công việc khuân vác?
Lao động 16 tuổi có thể làm công việc khuân vác vật nặng quá thể trạng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên như sau:
Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
Như vậy, tất cả những lao động chưa đổi 18 tuổi là lao động vị thành niên.
Căn cứ Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 quy định danh mục công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi như sau:
Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;
e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm h khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.
Như vậy, để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ vị thành niên thì pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động sử dụng lao động 16 tuổi làm công việc khuân vác vật nặng quá thể trạng của người lao động chưa thành niên.
Lao động chưa thành niên 16 tuổi có tể làm công việc khuân vác vậy nặng quá thể trạng? (Hình từ Internet)
Có thể trả lương cho lao động chưa thành niên bằng các buổi ăn trong ngày không?
Căn cứ Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 về hình thức trả lương quy định như sau:
Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, pháp luật chỉ quy định hình thức trả lương bằng tiền mặt và trả qua tài khoản ngân hàng cá nhân của người lao động. Thế nên, người sử dụng lao động không thể trả lương cho lao động chưa thành niên bằng các buổi ăn trong ngày.
Sử dụng lao động chưa thành niên làm công việc khuân vác vật nặng quá thể trạng có bị xử phạt theo quy định của pháp luật?
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt hành vi vi phạm quy định về lao động chưa thành niên như sau:
Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
…
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động;
b) Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định, người sử dụng lao động là cá nhân khi sử dụng lao động chưa thành niên 16 tuổi làm công việc khuân vác vượt quá thể trạng của người lao động lao là vi phạm quy định sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm công việc bị cấm.
Như vậy, nếu vi phạm quy định sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm công việc bị cấm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng
Lưu ý: Người sử dụng lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm quy định sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm công việc bị cấm tùy theo mức độ vi phạm.
Mức phạt trên là áp dụng cho cá nhân còn người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt gấp đôi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?