Làm thế nào để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo Chương trình IM Japan?
Chương tình IM Japan là gì?
Chương tình IM Japan là chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản được thực hiện từ năm 2006 theo Thỏa thuận giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan). Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao thực hiện Chương trình.
Người lao động trúng tuyển sẽ tham gia các khóa đào tạo tại Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước trong thời gian từ 4 đến 8 tháng phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của các công ty tiếp nhận. Nếu trúng tuyển, người lao động sẽ phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo trước phái cử đã được thống nhất giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và IM Japan.
Người lao động đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản gọi là thực tập sinh, được tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian 03 năm; được hưởng mức lương cơ bản theo hợp đồng trong khoảng từ 125,000 Yên đến 150,000 Yên/tháng; sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước đúng thời hạn sẽ được Tổ chức IM Japan hỗ trợ 600.000 yên/người (tương đương khoảng 120.000.000 triệu đồng tiền Việt Nam) để khởi nghiệp. Sau 3 năm, các thực tập sinh có thể tích lũy mang về Việt Nam số tiền khoảng 500 triệu ~ 600 triệu đồng.
Làm thế nào để đi xuất khẩu lao động Nhật bản theo Chương trình IM Japan?
Xuất khẩu lao động là gì?
Đi xuất khẩu lao động là quá trình người lao động đi làm việc tại một quốc gia nào đó khác với quê hương của mình. Đi xuất khẩu lao động có thể mang lại cho người lao động những cơ hội mới để kiếm tiền, học hỏi kinh nghiệm cũng như được tiếp cận với nền kinh tế phát triển hơn.
Hiện nay, theo pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm “xuất khẩu lao động”. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có giải thích về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
....
Như vậy, xuất khẩu lao động có thể được hiểu là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Làm thế nào để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo Chương trình IM Japan?
Hiện nay có 3 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
Từ các quy định trên có thể hiểu hình thức đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản làm việc theo Chương trình IM Japan có thể xem là một dạng đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hay có thể gọi là đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Căn cứ theo Thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Trung tâm lao động nước ngoài có quy định về tiêu chuẩn tham gia chương trình để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản như sau:
Tiêu chuẩn.
- Tuổi từ 20 đến 30;
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên;
- Chiều cao: trên 1m60 đối với nam và trên 1m50 đối với nữ, cân nặng phù hợp với chiều cao;
- Không xăm mình, không bị tật nguyền, không có dị tật, không có sẹo; không bị cận thị, nhược thị, rối loạn sắc giác;
- Có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe;
- Có đạo đức, ý thức kỷ luật tốt, không có tiền án;
- Có Hộ khẩu thường trú và sinh sống tại địa phương được Bộ LĐTB&XH phân bổ chỉ tiêu tuyển chọn ứng viên.
- Chưa từng tham gia các chương trình đào tạo thực tập sinh của Nhật Bản, có ý chí quyết tâm cao, không bị ràng buộc bởi điều kiện gia đình để tránh trường hợp dừng tham gia chương trình giữa chừng.
Đối tượng đăng ký tham gia chương trình
- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại địa phương được Bộ LĐTB&XH phân bổ chỉ tiêu tuyển chọn thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản.
- Sinh viên học nghề hệ dài hạn, ngành học phù hợp với các nghề cần tuyển chọn, đã hoàn thành cơ bản chương trình đào tạo nghề tại các trường đào tạo nghề được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phân bổ chỉ tiêu tuyển chọn thực tập sinh.
Nội dung thi tuyển: Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ phối hợp với Văn phòng Tổ chức IM Japan tại Việt Nam tổ chức thi tuyển đối với những người lao động có kết quả kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu. Nội dung thi tuyển bao gồm toán, thể lực (chạy 3.000m, chống đẩy 35 lần, gập cơ bụng 25 lần) và phỏng vấn.
Chi phí người lao động phải nộp khi tham gia Chương trình IM Japan bao nhiêu?
- Người lao động nếu trúng tuyển được tham gia Chương trình chỉ phải nộp các khoản chi phí sau đây:
+ Chi phí làm Hộ chiếu, visa và khám sức khỏe
+ Học phí khóa đào tạo dự bị trong 3 tháng đầu;
+ Chi phí ăn, ở trong thời gian tham dự các khóa đào tạo tại Việt Nam.
+ Chi phí ôn tập trong 01 tháng trước xuất cảnh
Ngoài các khoản chi phí nêu trên, người lao động khi tham gia Chương trình này không phải nộp bất kỳ khoản chi phí nào khác.
- Người lao động được miễn các khoản chi phí (do Tổ chức IM Japan đài thọ) gồm:
+ Chi phí vé máy bay;
+ Học phí khóa đào tạo chính thức trong thời gian 04 tháng;
+ Chi phí đào tạo tay nghề.
Xem thông tin chi tiết Giới thiệu về chương trình IM Japan tại: http://colab.gov.vn/tin-tuc/1309/Gioi-thieu-ve-chuong-trinh-IM-Japan.aspx
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?