Kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy thế giới? Người lao động có vai trò như thế nào đối với kinh tế Việt Nam?
Kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?
Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 498,58 USD, xếp thứ 7/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 173/200 trên thế giới. Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 3.718 USD, xếp thứ 6/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 124 trên thế giới.
Như vậy, GDP bình quân đầu người Việt Nam từ vị trí thứ 173 lên thứ 124, nhảy 49 bậc trong bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người thế giới giai đoạn 2000 - 2021 . Cùng với đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng hơn 7 lần trong giai đoạn 2000 - 2021.
Năm 2022, IMF tính GDP bình quân đầu người cho các nước trên thế giới. Trong đó, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ 117 trên thế giới. Với con số này, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 sẽ nhảy 7 bậc so với năm 2021 và 56 bậc so với năm 2000 trên quy mô thế giới.
Xét riêng các nước trong khu vực Đông Nam Á, năm 2022, Singapore là nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trong khu vực, đạt khoảng 79.426,14 USD, xếp thứ 6 trên thế giới. Bruneicó GDP bình quân đầu người đạt khoảng 42.939,4 USD, xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 23 trên thế giới.
Kinh tế Việt nam đứng thứ mấy thế giới? Người lao động có vai trò như thế nào đối với kinh tế Việt Nam?
Người lao động có vai trò như thế nào đối với kinh tế Việt Nam?
Người lao động đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với kinh tế Việt Nam, cũng như trong bất kỳ nền kinh tế nào khác. Dưới đây là một số điểm quan trọng về vai trò của người lao động trong kinh tế Việt Nam:
Sản xuất và cung cấp lao động: Người lao động cung cấp sự lao động cần thiết để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Họ là nguồn lực quan trọng để duy trì và phát triển nền kinh tế, đóng góp vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Tạo ra giá trị gia tăng: Người lao động tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Giá trị này là nguồn thu nhập cho họ và đóng góp vào GDP của Việt Nam.
Tạo ra thuế và phí: Thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác từ người lao động đóng góp vào ngân sách quốc gia, giúp chính phủ cung cấp các dịch vụ cơ bản và đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục, y tế và hạ tầng.
Tiêu dùng và thị trường tiêu dùng: Người lao động là người tiêu dùng chính, mua sắm hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tạo nhu cầu trong thị trường tiêu dùng.
Khả năng tạo việc làm: Người lao động không chỉ tham gia vào quá trình sản xuất mà còn có khả năng tạo ra việc làm cho người khác thông qua các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc doanh nghiệp cá nhân.
Đóng góp vào phát triển xã hội: Người lao động không chỉ đóng góp vào phát triển kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng và phát triển xã hội. Họ tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hóa và giáo dục, đóng góp vào sự phát triển toàn diện của đất nước.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mức lương tối thiểu người lao động đang được trả là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 giải thích mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, tuỳ theo năng lực, hiệu suất làm việc cũng như sự thoả thuận trong hợp đồng lao động mà người lao động sẽ được chi trả các mức lương phù hợp tuy nhiên số tiền được trả không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên trên.
Quý 3/2023 thu nhập bình quân người lao động Việt Nam là bao nhiêu?
Theo Tổng cục Thống kê vừa Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý 3 và tháng 9/2023 có nội dung về thu nhập bình quân người lao động Việt Nam như sau:
Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III/2023 là 7,1 triệu đồng, tăng 146 nghìn đồng so với quý II/2023 và tăng 359 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,37 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,1 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,39 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,2 triệu đồng).
Đời sống của người lao động quý III năm nay được cải thiện chậm. Nếu như quý III/2022 thị trường lao động đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, đời sống của người lao động được cải thiện đáng kể, với tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động lên tới 30,1% so với quý III/2021. Bước sang quý III/2023, thu nhập bình quân của lao động tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, nhìn chung thu nhập bình quân của quý 3/2023 cao hơn so với các quý trước với mức trung bình là 7,1 triệu đồng/tháng.
Xem chi tiết Thống kê vừa Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý 3 và tháng 9/2023: TẢI VỀ
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?