Không tăng lương 2025, bảng lương giáo viên các cấp năm 2025 cao nhất, thấp nhất bao nhiêu?
Không tăng lương 2025, bảng lương giáo viên các cấp năm 2025 cao nhất, thấp nhất bao nhiêu?
MỚI >> Chính thức tăng mức lương cơ sở lên mức cao nhất, nâng lương CBCCVC và LLVT
>> Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở: tăng hay giảm lương
>> Tăng lương giáo viên các cấp tại các trường công lập chính thức
MỚI >> Lương hưu 2025 chính thức: tăng 02 mức cho người lao động, cán bộ công chức
>> Thống nhất chốt lương hưu sau đợt tăng mới nhất trong 2025 cho CBCCVC
Nghị quyết 159/2024/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua tại chương trình kỳ họp thứ 8 năm 2024.
Cụ thể tại Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 đối với thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội, Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 nêu rõ chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Ngoài ra, Dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 có nêu sử dụng 60.000 tỷ đồng (sáu mươi nghìn tỷ đồng) nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng (năm mươi nghìn, sáu trăm mười chín tỷ đồng) nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng (theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Theo đó, thống nhất mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng tiếp tục áp dụng vào năm 2025.
Bảng lương giáo viên các cấp 2025 (giáo viên là viên chức) sẽ được xác định theo công thức sau:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương.
(Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV)
Chi tiết toàn bộ bảng lương giáo viên các cấp 2025 như sau:
- Bảng lương giáo viên mầm non (theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT)
...
(Một phần bảng lương của giáo viên mầm non)
- Bảng lương giáo viên tiểu học (theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT).
...
(Một phần bảng lương của giáo viên tiểu học)
- Bảng lương giáo viên trung học cơ sở (theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT).
...
(Một phần bảng lương của giáo viên THCS)
- Bảng lương giáo viên trung học phổ thông (theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT).
...
(Một phần bảng lương của giáo viên THCS)
Theo đó, Quốc hội không tăng lương 2025 cho khu vực công, bảng lương giáo viên các cấp 2025 tính theo mức lương cơ sở 2.34 triệu có mức lương cao nhất, thấp nhất như sau:
- Lương giáo viên mầm non:
Thấp nhất: 4.914.000 đồng/tháng.
Cao nhất: 14.929.200 đồng/tháng.
- Lương giáo viên tiểu học:
Thấp nhất: 5.475.600 đồng/tháng.
Cao nhất: 15.865.200 đồng/tháng.
- Lương giáo viên THCS:
Thấp nhất: 5.475.600 đồng/tháng.
Cao nhất: 15.865.200 đồng/tháng.
- Lương giáo viên THPT:
Thấp nhất: 5.475.600 đồng/tháng.
Cao nhất: 15.865.200 đồng/tháng.
>> Xem chi tiết bảng lương giáo viên các cấp: TẠI ĐÂY
Không tăng lương 2025, bảng lương giáo viên các cấp năm 2025 cao nhất, thấp nhất bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chính sách tiền lương giáo viên được ưu tiên trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, cụ thể thế nào?
Tại Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đã đề ra nhiệm vụ phải quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Với quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, Nghị quyết 29 đã đề cập đến việc ưu tiên chính sách tiền lương của giáo viên nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 91-KL/TW năm 2024 từ 12/8/2024 nhấn mạnh lại rằng phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục.
Cụ thể tại Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024 có nội dung về chính sách tiền lương giáo viên như sau:
6. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.
Theo tinh thần của Kết luận 91 sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục.
Tiếp tục tập trung thực hiện ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo như đã đề cập trước đó tại Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013.
Giáo viên còn được hưởng phụ cấp cao nhất ngoài việc được ưu tiên về tiền lương đúng không?
Theo quy định tại Mục 5 Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2024 quy định về dự án Luật Nhà giáo như sau:
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết phải xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nhà giáo được nêu tại các Văn kiện của Đảng; khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Nhà giáo với các luật khác có liên quan.
Chính phủ đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan liên quan, tích cực chuẩn bị, trình dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên một trong các nội dung dự án Luật Nhà giáo cần lưu ý là:
Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo (ngoài lương cơ sở, phụ cấp là cao nhất như Kết luận 91-KL/TW năm 2024 đã nêu) thì cần thiết kế thêm các chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành giáo dục, người có tâm huyết giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo phù hợp, khả thi, có khả năng đáp ứng nguồn lực của ngân sách nhà nước.
Đồng thời, tại Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024 có nêu rằng sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục. Thực hiện chủ trương lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng tại Mục 3 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013.
Như vậy, giáo viên không chỉ được xếp lương cao nhất mà giáo viên còn được hưởng phụ cấp cao nhất khi xây dựng dự án Luật Nhà giáo.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?