Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với khoảng thời gian nào?
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Việc làm 2013, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào chế độ tiền lương của từng đối tượng, cụ thể:
(1) Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện tại là 1.800.000 đồng. Do đó mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa đối với nhóm đối tượng được trả lương theo nhà nước là 36.000.000 đồng/tháng.
(2) Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với khoảng thời gian nào? (Hình từ Internet)
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác định như thế nào?
Tại Điều 45 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
...
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với khoảng thời gian nào?
Trong quá trình người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ những khoảng thời gian mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, đó là:
(1) Thời gian thử việc khi giao kết hợp đồng thử việc
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm 2013, việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với cả người lao động và người sử dụng lao động khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng.
Tuy nhiên hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 đã không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ, thay vào đó, loại hợp đồng này sẽ được nhập chung vào hợp đồng xác định thời hạn. Đồng thời, thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
Do đó, nếu người lao động ký hợp đồng lao động để thử việc thì thời gian thử việc vẫn được đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đồng nghĩa, nếu giao kết hợp đồng thử việc thì thời gian thử việc không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
(2) Thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
Theo nội dung hướng dẫn về quy trình báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được quy định tại Thủ tục 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ thực hiện báo giảm lao động để không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động trong đó có bảo hiểm thất nghiệp.
(3) Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
Theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
(4) Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?