Không còn phải bồi dưỡng tập sự trong công tác bồi dưỡng cán bộ theo quy định hiện nay?
Không còn phải bồi dưỡng tập sự trong công tác bồi dưỡng cán bộ theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP) quy định về hình thức bồi dưỡng cán bộ như sau:
Hình thức bồi dưỡng
1. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.
4. Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Theo đó hiện nay có các hình thức bồi dưỡng cán bộ hiện nay bao gồm:
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.
- Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Đối chiếu với quy định cũ tại Điều 15 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về hình thức bồi dưỡng như sau:
Hình thức bồi dưỡng
1. Tập sự.
2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
3. Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
4. Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết).
Theo đó so với quy định cũ tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì kể từ ngày 10/12/2021, không còn quy định về hình thức bồi dưỡng tập sự với cán bộ.
Không còn phải bồi dưỡng tập sự trong công tác bồi dưỡng cán bộ theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Chất lượng bồi dưỡng cán bộ được đánh giá như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về đánh giá chất lượng cán bộ, cụ thể như sau:
Đánh giá chất lượng bồi dưỡng
1. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức sau khi được bồi dưỡng.
2. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.
3. Nội dung đánh giá chất lượng bồi dưỡng gồm:
a) Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng;
b) Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa bồi dưỡng;
c) Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng;
d) Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng;
đ) Đánh giá chất lượng khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
e) Đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
4. Việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng do cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.
5. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó chất lượng bồi dưỡng cán bộ được thực hiện đánh giá theo quy định trên.
Bồi dưỡng cán bộ được thực hiện theo chương trình, tài liệu nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Chương trình, tài liệu bồi dưỡng
1. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị, gồm:
a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý;
b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
2. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, gồm:
a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý;
b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
3. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, gồm:
a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 04 tuần;
b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần;
c) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 08 tuần.
4. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.
5. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm
a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện tối đa là 02 tuần, gồm:
Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương;
Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương;
Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương.
b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ (nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung), thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.
c) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.
Theo đó, chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ được quy định cụ thể như trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?