Khi giao kết hợp đồng lao động có thể giao kết thông qua các hình thức nào? Hình thức giao kết hợp đồng lao động thay đổi như thế nào từ trước đến nay?

Cho hỏi có các hình thức nào khi giao kết hợp đồng lao động? Theo như quy định trước đây thì các hình thức giao kết hợp đồng lao động có khác nhau gì không? Câu hỏi của anh Tiến (Gia Lai)

Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động thông qua những hình thức nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 hiện hành quy định các hình thức giao kết hợp đồng như sau:

Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Theo đó, người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc giao kết bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

Ngoài ra, có thể giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Trừ các trường hợp sau đây bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản không được giao kết bằng lời nói dù hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng:

- Giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

- Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.

- Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình.

Khi giao kết hợp đồng lao động có thể giao kết thông qua các hình thức nào? Hình thức giao kết hợp đồng lao động thay đổi như thế nào từ trước đến nay?

Khi giao kết hợp đồng lao động có thể giao kết thông qua các hình thức nào? (Hình từ Internet)

Trước năm 2021, có thể giao kết hợp đồng lao động thông qua những hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 (Có hiệu lực ngày 01/05/2013 hết hiệu lực ngày 01/01/2021) quy định về các hình thức của hợp đồng lao động như sau:

Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Theo Bộ luật Lao động 2012 khi NLĐ giao kết hợp đồng lao động có thể thông qua 2 hình thức: giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản hoặc có thể giao kết bằng lời nói đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.

Như vậy, so với Bộ luật Lao động 2012, thì Bộ luật Lao động 2019 đã kết cấu lại quy định có thể giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản điện tử. Ngoài ra theo Bộ luật Lao động 2019 quy định thêm các trường hợp bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản không được giao kết bằng lời nói dù hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

Bộ luật Lao động 1994 cho phép người lao động ký kết hợp đồng lao động dưới những hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 28 Bộ luật Lao động 1994 (Có hiệu lực ngày 01/01/1995 hết hiệu lực ngày 01/05/2013) quy định về hình thức hợp đồng như sau:

Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động.

Theo đó, Bộ luật Lao động 1994 quy định người lao động có thể ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng.

So với Bộ luật Lao động 1994, thì Bộ luật Lao động 2012 chỉ thay đổi thành 02 khoản và bỏ quy định giao kết bằng miệng đối với lao động giúp việc gia đình.

Kết luận: Các hình thức giao kết hợp đồng lao động giữa NLĐ với NSDLĐ đã được hoàn thiện trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ.

Hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Một số hợp đồng lao động đặc thù theo Bộ luật Lao động mới nhất hiện nay ra sao?
Lao động tiền lương
Mẫu hợp đồng lao động mới nhất 2025 chuẩn theo Bộ luật Lao động mới nhất về các nội dung chủ yếu là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động bằng lời nói có hiệu lực trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là bao lâu?
Lao động tiền lương
Bắt buộc phải thể hiện mức lương theo công việc trên hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Mẫu hợp đồng lao động file word mới nhất 2025 áp dụng cho người sử dụng lao động và người lao động là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa những ai và về những vấn đề gì?
Lao động tiền lương
Tải mẫu hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất năm 2024 ở đâu?
Lao động tiền lương
Mẫu đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động không có nội dung quy định về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động thì người sử dụng lao động bị xử phạt như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hợp đồng lao động
1,792 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào