Khám sức khỏe xin việc có được bảo hiểm y tế chi trả hay không?
Khám sức khỏe xin việc có được bảo hiểm y tế chi trả hay không?
Tại khoản 3 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định như sau:
Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
...
Như vậy, việc người lao động khám sức khỏe đi xin việc sẽ không thuộc trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế.
Khám sức khỏe xin việc có được bảo hiểm y tế chi trả hay không? (Hình từ Internet)
Khám sức khỏe xin việc gồm có những nội dung gì?
Tại Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT quy định như sau:
Nội dung khám sức khỏe
1. Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, khi khám sức khỏe xin việc, người lao động cần khám các nội dung ghi trong Giấy khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 1, phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT, cụ thể nội dung khám sức khỏe được quy định như sau:
- Tiền sử bệnh của đối tượng khám sức khỏe
- Khám thể lực
- Khám lâm sàng: Nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, da liễu.
- Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh.
Mẫu giấy khám sức khỏe xin việc cho người lao động ra sao?
Như đề cập ở trên, đối với khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên: hồ sơ khám sức khỏe là giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT, cụ thể:
Tải Mẫu giấy khám sức khỏe xin việc cho người từ đủ 18 tuổi trở lên: TẢI VỀ
Đối với khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 (mười tám): hồ sơ khám sức khỏe là giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT, cụ thể:
Tải Mẫu giấy khám sức khỏe xin việc cho người chưa đủ 18 tuổi: TẢI VỀ
Người lao động mua giấy khám sức khỏe xin việc sẽ bị xử lý như thế nào?
Thực tế việc khám sức khỏe vẫn tốn nhiều thời gian và thủ tục nhiều bước nên người lao động đã chọn cách mua giấy khám sức khỏe xin việc. Điều này đã không tuân thủ trình tự thủ tục về việc cấp giấy khám sức khỏe.
Việc người sử dụng giấy khám sức khỏe giả để hoàn thành thủ tục, bổ sung hồ sơ việc làm là hành vi vi phạm các quy định về việc sử dụng giấy tờ giả cơ quan có thẩm quyền và sẽ bị xử phạt như sau:
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, nếu người lao động có hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; hay sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Trường hợp có các tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù lên tới 07 năm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?