Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
Theo Điều 14 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
1. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
...
d) Chỉ đạo Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện việc chi trả chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế theo quy định;
...
Theo Điều 16 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này.
2. Bố trí kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Tổng hợp, xử lý kinh phí tinh giản biên chế của các địa phương khi thẩm định nhu cầu và nguồn cải cách tiền lương của các địa phương hàng năm.
Theo các căn cứ tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP nêu trên thì Mục 3 Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2024 thực hiện tinh giản biên chế tỉnh Ninh Bình năm 2025 quy định về tổ chức thực hiện như sau:
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị:
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các văn bản liên quan đến chính sách tinh giản biên chế và Kế hoạch này tới toàn thể công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế hàng năm gửi Sở Nội vụ tổng hợp, thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.
+ Thẩm định, lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo quy định gửi về Sở Nội vụ, Sở Tài chính theo đúng thời gian quy định.
+ Định kỳ trước ngày 15/01 tổng hợp báo cáo kết quả tinh giản biên chế, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế năm trước liền kề báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ).
- Sở Nội vụ:
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định danh sách đối tượng tinh giản biên chế và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
+ Định kỳ trước ngày 15/02 hàng năm, tổng hợp kết quả đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
- Sở Tài chính:
+ Thẩm định dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh; trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện việc chi trả chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế theo quy định.
+ Hằng năm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế để tổng hợp chung vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương trong dự toán ngân sách nhà nước năm sau liền kề của địa phương.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh:
Chỉ đạo và hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố giải quyết chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tinh giản biên chế theo quy định.
Như vậy theo kế hoạch năm 2025 Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình sẽ xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế để tổng hợp chung vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong dự toán ngân sách nhà nước năm sau liền kề của địa phương.
Xem chi tiết lộ trình thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185? (Hình từ Internet)
Theo Nghị định 29 cán bộ công chức viên chức nào bị tinh giản biên chế?
Theo Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định đối tượng cán bộ, công chức viên chức bị thực hiện chính sách tinh giản biên chế bao gồm cán bộ, công chức viên chức; cán bộ, công chức cấp xã nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
- Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
- Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
- Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Bảng lương mới khi cải cách tiền lương có mức lương cơ sở ra sao?
Theo điểm c tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới khi cải cách tiền lương gồm:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?