Kế hoạch 529: Mục đích, yêu cầu đối với công tác tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách BHXH, BHYT là gì?
Kế hoạch 529: Mục đích, yêu cầu đối với công tác tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách BHXH, BHYT là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Kế hoạch 529/KH-BHXH năm 2025 có quy định:
- Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT đến cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể các cấp và toàn thể Nhân dân.
- Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ, chấp hành pháp luật BHXH, BHYT và sự chủ động của người dân, doanh nghiệp trong việc tham gia và thụ hưởng chính sách; củng cố niềm tin trong Nhân dân đối với các chính sách an sinh xã hội (ASXH) nhân văn của Đảng, Nhà nước.
- Công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT phải được triển khai chủ động, thường xuyên, liên tục, bám sát nhiệm vụ chính trị của BHXH Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, định hướng dư luận, tạo đồng thuận trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT; gắn kết chặt chẽ với công tác phát triển, phục vụ người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, góp phần nâng cao sự hài lòng của các tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan BHXH.
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 30-CT/TW, Chỉ thị số 07/CT-TTg , Quyết định số 1676/QĐ-TTg, tiếp tục chủ động, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm, đa dạng, linh hoạt;
Chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức, phương pháp truyền thông hiện đại, đa phương tiện, truyền thông xã hội với nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ chia sẻ và lan tỏa giúp người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách BHXH, BHYT;
Việc triển khai công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT phải vừa phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 27-CT/TW, Chỉ thị số 150-CT/BCSĐ ngày 12/11/2024 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Chỉ thị số 150-CT/BCSĐ).
- Huy động sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT. Phát huy hiệu quả vai trò “cánh tay nối dài” của các tổ chức, cá nhân có uy tín trong cộng đồng dân cư, người tham gia BHXH, BHYT trong công tác tuyên truyền chính sách.
Kế hoạch 529: Mục đích, yêu cầu đối với công tác tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách BHXH, BHYT là gì?
Công tác giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT hướng tới nhóm đối tượng nào theo Kế hoạch 529?
Căn cứ theo Mục 2 Kế hoạch 529/KH-BHXH năm 2025 có quy định nhóm đối tượng sau đây:
II. CHỦ THỂ
Công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT hướng tới các nhóm chủ thể sau:
1. Cấp ủy, chính quyền; các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, hội, đoàn thể các cấp.
2. Người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ) thuộc diện tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT bắt buộc theo quy định.
3. Người thuộc diện tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
4. Học sinh, sinh viên (HSSV); phụ huynh học sinh; các cơ sở giáo dục, dạy nghề.
5. Nhóm người yếu thế, bao gồm: Nhóm người có hoàn cảnh khó khăn; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; nhóm người được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng chưa đủ 100% mức đóng BHYT;…
6. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB); các Tổ chức Dịch vụ thu, cộng tác viên tuyên truyền (hội viên, cộng tác viên các hội, đoàn thể) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo đó, về công tác giải đáp, tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hướng tới 06 nhóm đối tượng đó là:
- Cấp ủy, chính quyền; các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, hội, đoàn thể các cấp.
- Người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ) thuộc diện tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định.
- Người thuộc diện tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
- Học sinh, sinh viên (HSSV); phụ huynh học sinh; các cơ sở giáo dục, dạy nghề.
- Nhóm người yếu thế, bao gồm: Nhóm người có hoàn cảnh khó khăn; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; nhóm người được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng chưa đủ 100% mức đóng BHYT;…
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB); các Tổ chức Dịch vụ thu, cộng tác viên tuyên truyền (hội viên, cộng tác viên các hội, đoàn thể) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Có mấy chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 1/7/2025?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về các chế độ BHXH như sau:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo đó, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.





- Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Đối tượng được hưởng mức lương hưu 45% là ai, mức lương hưu tối đa 75% là ai?
- Bỏ lương cơ sở, quyết định mở rộng quan hệ tiền lương của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nhằm mục đích gì?
- Tiếp tục nghỉ sau lễ 30 4 và 1 5 2025 đối với người lao động tại các doanh nghiệp trong những trường hợp nào?
- Hướng dẫn Cá nhân tự quyết toán thuế TNCN qua mạng (online) trên Thuedientu đầy đủ, chi tiết nhất?
- 05 tiêu chuẩn điều kiện để tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm những gì?