Intern là gì? Người sử dụng lao động có phải trả lương cho Intern không?
Intern là gì?
Intern là thuật ngữ dùng để chỉ các thực tập sinh, thường là sinh viên hoặc người mới vào nghề, làm việc tại một công ty hoặc tổ chức để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực họ đang học hoặc quan tâm.
- Các điểm chính về intern:
+ Mục đích: Internships giúp các bạn trẻ tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, rèn luyện kỹ năng và áp dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế.
+ Thời gian: Thời gian thực tập thường kéo dài từ 1 đến 6 tháng, tùy thuộc vào yêu cầu của công ty và chương trình thực tập.
+ Quyền lợi: Interns có thể nhận được một số quyền lợi như tiền lương, cơ hội học hỏi, và có thể được xem xét để trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập.
- Quyền lợi và trách nhiệm của intern:
Quyền lợi:
+ Học hỏi và phát triển: Interns có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia trong ngành, tham gia vào các dự án thực tế và phát triển kỹ năng chuyên môn.
+ Mạng lưới quan hệ: Thực tập giúp interns xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành, điều này có thể rất hữu ích cho sự nghiệp sau này.
+ Cơ hội việc làm: Nhiều công ty sử dụng chương trình thực tập như một cách để tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên tiềm năng. Nếu interns thể hiện tốt, họ có thể được mời làm việc chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập.
Trách nhiệm:
+ Hoàn thành nhiệm vụ: Interns cần hoàn thành các nhiệm vụ được giao đúng hạn và đạt chất lượng yêu cầu.
+ Tuân thủ quy định: Interns phải tuân thủ các quy định và chính sách của công ty, bao gồm cả việc bảo mật thông tin và tuân thủ giờ làm việc.
+ Chủ động học hỏi: Interns nên chủ động tìm hiểu và học hỏi từ các đồng nghiệp, không ngại đặt câu hỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
- Ví dụ về các vị trí intern phổ biến:
+ IT Intern: Thực tập sinh trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
+ Marketing Intern: Thực tập sinh trong lĩnh vực tiếp thị.
+ HR Intern: Thực tập sinh trong lĩnh vực nhân sự.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Intern là gì? Người sử dụng lao động có phải trả lương cho Intern không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có phải trả lương cho Intern (thực tập sinh) không?
Theo Điều 93 Luật Giáo dục 2019 có quy định:
Trách nhiệm của xã hội
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;
c) Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
d) Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Theo đó việc các người sử dụng lao động tiếp nhận sinh viên vào thực tập là một hình thức hỗ trợ các sinh viên thực hành các kiến thức đã được học từ trường và có thể sẽ trở thành nguồn nhân sự tương lai.
Như vậy chỉ có quy định về việc công ty tạo điều kiện cho sinh viên được đào tạo, nghiên cứu khoa học, người sử dụng lao động không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lương cho thực tập sinh.
Chính vì không có quy định bắt buộc nên chính sách về việc trả lương cho thực tập sinh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Thực tập sinh sẽ nhận được mức lương, khoản hỗ trợ tùy vào công ty tuyển dụng.
Hợp đồng lao động có bao gồm hợp đồng thực tập hay không?
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Như vậy hợp đồng thực tập giữa doanh nghiệp với thực tập sinh ngành luật được xem là hợp đồng lao động khi có sự thỏa thuận của hai bên về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp bạn chỉ được nhận trợ cấp mà không được nhận lương đồng thời giữa các bên cũng không có thỏa thuận về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì hợp đồng thực tập không được coi là hợp đồng lao động.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?