Hướng dẫn thủ tục hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát mới nhất?

Cho tôi hỏi thủ tục hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát mới nhất như thế nào? Câu hỏi từ anh H.V.A (Long An).

Hướng dẫn thủ tục hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát mới nhất?

Căn cứ Mục 6 Phần 2 Phụ lục 1 Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giám định y khoa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2285/QĐ-BYT năm 2023 như sau:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa (căn cứ khoản 1, Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT)

- Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).

* Cách thức thực hiện:

- Đường bưu chính công ích.

- Nộp trực tiếp.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Giấy đề nghị giám định.

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại Thông tư này hoặc Hồ sơ bệnh nghề nghiệp có ghi nhận tổn thương bệnh nghề nghiệp ở mức độ nặng hơn.

Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.

- Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại

- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định;.

Số lượng hồ sơ : 01 Bộ

* Thời gian giải quyết: 60 ngày.

Hướng dẫn thủ tục hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát mới nhất?

Hướng dẫn thủ tục hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát mới nhất? (Hình từ Internet)

Tải các mẫu đính kèm trong hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát?

- Tải mẫu giấy đề nghị giám định (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT): Tại đây

- Tải mẫu giấy ra viện (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT): Tại đây

- Tải mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án (theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT) : Tại đây

Người lao động đã nghỉ việc thì có được đề nghị khám giám định bệnh nghề nghiệp tái phát không?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:

Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
1. Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
c) Giám định đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Giám định để xác định không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh, người lao động phải nghỉ dưỡng thai hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai;
đ) Giám định đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
g) Giám định tái phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát;
h) Giám định tổng hợp đối với trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu.
Trường hợp người lao quy định tại Khoản này vì lý do sức khỏe mà không thể tự lập hồ sơ thì người sử dụng lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể thay mặt người lao động đó lập hồ sơ khám giám định. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã.
...

Theo đó, người lao động đã nghỉ việc vẫn có thể khám giám định bệnh nghề nghiệp tái phát nếu có đề nghị khám giám định tái phát.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính mới nhất là biên bản nào?
Lao động tiền lương
Bệnh trầm cảm do áp lực công việc có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Áp lực công việc gây nên bệnh rối loạn lo âu thì có phải bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
02 điều kiện để được hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động là gì?
Lao động tiền lương
Bồi thường bệnh nghề nghiệp được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?
Lao động tiền lương
Nộp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở đâu?
Lao động tiền lương
Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp làm những công việc gì?
Lao động tiền lương
Bệnh nghề nghiệp là gì? NLĐ mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng những chế độ gì?
Lao động tiền lương
Phải đưa NLĐ bị chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến đến cơ sở khám chữa bệnh như thế nào để điều trị?
Lao động tiền lương
Để được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp, người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh nghề nghiệp
782 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào