Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNCN cho CBCCVC sau cải cách tiền lương 1/7/2024?
Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNCN cho CBCCVC sau cải cách tiền lương 1/7/2024?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 104/2023/QH15 từ 1/7/2024 thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Điều 14 Nghị định 65/2013/NĐ-CP một số chỗ bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP thì biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Do đó, sau cải cách tiền lương 1/7/2024 thì tiền lương CBCCVC sẽ vẫn được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Theo quy định tại Phụ lục 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC thì có 2 cách tính biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Văn A sau cải cách tiền lương, thì mức lương hàng tháng là 25 triệu đồng (thu nhập chịu thuế), không người phụ thuộc, đóng bảo hiểm 2 triệu 625 ngàn đồng. Tính thuế thu nhập cá nhân của ông A phải nộp hàng tháng?
Giảm trừ bản thân đồng chí A theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 là 11 triệu đồng.
Đóng bảo hiểm 2 triệu 625 ngàn đồng
Thu nhập tính thuế của đồng chí A = 25.000.000 - 2.625.000 - 11.000.000 = 11.375.000.
(Điều 11 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)
Cách 1:
TNTT trên 10trđ = 11.375.000 - 10.000.000 = 1.375.000 đồng.
Thuế thu nhập cá nhân của đồng chí A = 750.000 + 15% x 1.375.000 = 956.250 đồng.
Cách 2:
Thuế thu nhập cá nhân của đồng chí A = 15% x 11.375.000 - 750.000 = 956.250 đồng.
Ngoài 2 cách đơn giản bên trên thì còn 1 cách theo bản chất của biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
Thu nhập tính thuế của đồng chí A = 11.375.000 đồng.
Trong đó:
5 triệu đồng đầu tiên tính thuế suất 5%.
5 triệu đồng tiếp theo tính thuế suất 10%.
1.375.000 đồng tính theo thuế suất 15%.
Thuế TNCN của đồng chí A = 5.000.000 x 5% + 5.000.000 x 10% + 1.375.000 x 15% = 956.250 đồng.
Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNCN cho CBCCVC sau cải cách tiền lương 1/7/2024?
Các khoản phụ cấp nào sẽ phải chịu thuế TNCN?
Ngoại trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì các khoản phụ cấp, trợ cấp còn lại đều phải chịu thuế.
Theo đó các khoản không chịu thuế TNCN bao gồm:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Phụ cấp nào sẽ bị bỏ khi cải cách tiền lương vào năm 2024?
Theo quy định tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định bãi bỏ các loại phụ cấp như sau:
- Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?