Hướng dẫn cách quyết toán thuế TNCN cho Freelancer đầy đủ và chi tiết nhất?
Hướng dẫn cách quyết toán thuế TNCN cho Freelancer đầy đủ và chi tiết nhất?
Dưới đây sẽ hướng dẫn 02 cách quyết toán thuế TNCN cho Freelancer đầy đủ và chi tiết nhất đó là: Quyết toán trực tiếp với cơ quan Thuế và quyết toán thuế online.
1. Quyết toán trực tiếp với cơ quan thuế
Để thực hiện việc quyết toán trực tiếp với cơ quan Thuế, người làm việc Freelance sẽ chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định và nộp trực tiếp ở cơ quan Thuế.
Sau đó, công chức Thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ nếu đã đầy đủ các giấy tờ. Công chức thuế có quyền yêu cầu bổ sung hoặc giải trình nếu hồ sơ còn thiếu.
Hồ sơ quyết toán thuế cần chuẩn bị bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN theo Mẫu số 02/QTT-TNCN TẢI VỀ được ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC;
- Bản sao của các chứng từ chứng minh đã khấu trừ thuế, đã tạm nộp trong năm (nếu có);
- Phụ lục bảng kê giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc của cá nhân theo Mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN TẢI VỀ ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC (nếu có);
2. Quyết toán thuế online
Quy trình kê khai, quyết toán thuế TNCN dành cho các Freelancer được thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào website của Tổng cục Thuế https://canhan.gdt.gov.vn/;
Bước 2: Bạn đăng nhập bằng Tài khoản Thuế điện tử hoặc Tài khoản Định danh điện tử;
Đăng nhập vào trang Thuế điện tử
Nếu Freelancer chưa có tài khoản, Freelancer cần thực hiện Đăng ký tài khoản. Để đăng ký, Freelancer cần điền đầy đủ các thông tin cơ bản gồm:
Mã số thuế;
Ngày cấp;
Cơ quan thuế;
Cơ quan quản lý thuế.
Bước 3: Bạn nhấn chọn mục “Quyết toán thuế” và chọn “Kê khai thuế trực tuyến”;
Bước 4: Bạn chọn các mục “Tờ khai”, “Loại tờ khai” và nhấn “Tiếp tục”. Với các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại liên lạc, địa chỉ email đã được hệ thống điền tự động.
Chọn loại tờ khai phù hợp để quyết toán thuế TNCN cho Freelancer
Bước 5: Tiếp tục điền đầy đủ các thông tin kê khai trực tuyến, chọn “Hoàn thành kê khai” và xuất kết quả dưới dạng “XML”’;
Bước 6: Bạn chọn Nộp tờ khai và điền đầy đủ, chính xác các thông tin như yêu cầu;
Bước 7: Nhập “Mã kiểm tra” để xác nhận việc nộp tờ khai và chọn “Tiếp tục”. Nếu các thông tin mà người nộp thuế cung cấp đều chính xác thì hệ thống sẽ gửi thông báo nộp tờ khai thành công;
Bước 8: Bạn in tờ khai và nộp cho cơ quan thuế để hoàn thành việc quyết toán thuế.
Hướng dẫn cách quyết toán thuế TNCN cho Freelancer đầy đủ và chi tiết nhất? (Hình từ Internet)
Freelancer là gì?
Freelancer là một thuật ngữ tiếng Anh, nghĩa là người lao động tự do. Hiện nay chưa có quy định cụ thể về thuật ngữ này. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có thể hiểu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
Theo đó, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động, còn người lao động tự do có thể hiểu là người làm việc một cách tự do không chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Freelancer là những người lao động tự do, họ được trả tiền để hoàn thành một dự án hoặc một số đầu việc nhất định trong ngắn hạn theo yêu cầu của người thuê. Khác với các công việc full time, freelancer tự cung cấp dịch vụ nên không phải chịu sự rằng buộc về thời gian hay địa điểm làm việc.
“Free” chính là tính chất đặc biệt của công việc Freelancer. Người lao động có thể làm việc ở bất kỳ đâu và bất cứ lúc nào mà họ muốn, miễn là hoàn thành công việc đúng hạn.
Một số công việc Freelance thu nhập cao trên thị trường hiện nay như sau:
1. IT và lập trình (Thu nhập: Từ 10 - 50 triệu đồng)
2. Thiết kế (Thu nhập: Từ 5 - 25 triệu đồng)
3. Sáng tạo nội dung số (Content Creator) (Thu nhập: Từ 6 - 20 triệu đồng)
4. Sale (Nhân viên bán hàng) (Thu nhập: Từ 7 - 15 triệu và hoa hồng)
5. Media (Thu nhập: Từ 8 - 20 triệu đồng/tháng)
6. Viết lách (Thu nhập: Từ 6 - 20 triệu đồng)
7. Marketing (Thu nhập: 8 - 16 triệu đồng)
8. Dịch thuật (Thu nhập: Từ 3 - 15 triệu đồng).
*Thông tin mang tính chất tham khảo.
Freelancer nên tham gia bảo hiểm xã hội nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, Freelancer là những đối tượng sẽ không giao kết hợp đồng lao động nên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thì Freelancer hay người lao động tự do có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Đây sẽ là một chế độ cũng rất có ích cho người lao động tự do khi nó bù đắp được một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do già, yếu khi hết tuổi lao động hoặc chết.











- Mẫu thông báo lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 online đẹp và ấn tượng? CBCCVC và người lao động được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 bao nhiêu ngày?
- Hoàn thành Nghị định sửa đổi Nghị định 204 về hệ số lương cán bộ công chức viên chức theo yêu cầu tại Nghị quyết 74 vào thời gian nào?
- UBND Hà Nội Hướng dẫn: Chốt tinh giản biên chế cán bộ, công chức viên chức và giải quyết chính sách theo 3 yêu cầu nào?
- Cán bộ công chức cấp xã không được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung nếu có nguyện vọng xin nghỉ khi có văn bản không đồng ý đúng không?
- Thống nhất tăng lương cho cán bộ công chức cấp xã nếu thuộc trường hợp có năng lực nổi trội tại Nghị định 178, cụ thể ra sao?