Hợp đồng lao động có đương nhiên bị vô hiệu toàn bộ khi không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giao kết với người lao động không?
- Hợp đồng lao động có đương nhiên bị vô hiệu toàn bộ khi không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giao kết với người lao động không?
- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền được xử lý như thế nào?
- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật thì được xử lý như thế nào?
Hợp đồng lao động có đương nhiên bị vô hiệu toàn bộ khi không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giao kết với người lao động không?
Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
...
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
...
Theo đó, hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp sau:
- Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
- Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động 2019;
- Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
Như vậy, hợp đồng lao động không đương nhiên bị vô hiệu khi không phải do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký kết, nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 giao kết thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, bao gồm:
+ Người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Hợp đồng lao động có đương nhiên bị vô hiệu toàn bộ khi không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giao kết với người lao động không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền như sau:
- Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:
+ Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
+ Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
+ Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
+ Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
+ Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật thì được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật như sau:
- Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng quy định của pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi giao kết hợp đồng lao động mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp hai bên không giao kết hợp đồng lao động mới thì:
+ Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
+ Người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất bằng một tháng lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với địa bàn người lao động làm việc do Chính phủ quy định tại thời điểm quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Thời gian làm việc của người lao động để tính trợ cấp là thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu xác định theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với các hợp đồng lao động trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nếu có.
- Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.











- Chốt danh sách cán bộ công chức được ưu tiên xem xét giải quyết chính sách nếu tự nguyện tinh giản tại khu vực Hà Nội từ ngày bao nhiêu?
- Sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính thức cho nghỉ việc toàn bộ CCVC và người lao động theo Công văn 1767 khi không đáp ứng tiêu chí gì?
- Ủy ban TVQH chốt số lượng cán bộ cấp tỉnh theo Nghị Quyết 76 không vượt quá bao nhiêu?
- Tinh giản biên chế: Chốt nhóm cán bộ công chức được tiếp tục sàng lọc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ tại khu vực Thủ đô?
- Quyết định tăng tiền lương lên cao hơn trong năm 2025 cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được đề xuất thực hiện trong trường hợp nào?