Hơn 97 nghìn lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động trong tháng 8, cụ thể ra sao?
Hơn 97 nghìn lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động trong tháng 8, cụ thể ra sao?
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, trong 8 tháng năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 97.234 người, trong đó có 33.414 lao động nữ.
Con số này đã giúp nâng tỷ lệ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 88,39% kế hoạch năm 2023, gấp hơn 1,03 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, mục tiêu trong năm nay của lĩnh vực này là đưa từ 110 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thị trường hàng đầu thu hút lao động nước ta sang làm việc là Nhật Bản: 47.215 lao động. Tiếp đó là Đài Loan (Trung Quốc): 41.654 lao động, Hàn Quốc: 1.944 lao động (53 lao động nữ); Trung Quốc: 1.163 lao động; Hungary: 1.002 lao động; Singapore: 964 lao động và các thị trường khác.
Riêng đối với thị trường Nhật Bản, Việt Nam hiện là quốc gia phái cử nhiều lao động nhất trong số 15 nước tham gia phái cử lao động sang quốc gia này. Tính đến thời điểm tháng 12-2022, tổng số lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản là 345 nghìn người.
Hiện Việt Nam và Nhật Bản đang phối hợp triển khai dự án “Hỗ trợ kết nối thông tin việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Dự án nhằm hỗ trợ người lao động Việt Nam tìm việc phù hợp tại nước ngoài theo đúng nhu cầu nguyện vọng, hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận đầy đủ thông tin việc làm trong nước thông qua tuyển dụng từ các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ tiếp cận tốt hơn với lao động có nhu cầu việc làm.
Như vậy, trong 8 tháng năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 97.234 người, trong đó có 33.414 lao động nữ. Việt Nam hiện là quốc gia phái cử nhiều lao động nhất trong số 15 nước tham gia phái cử lao động sang Nhật Bản.
Theo thông tin từ Báo Điện tử Dân Sinh chi tiết tại: https://baodansinh.vn/hon-97-nghin-lao-dong-viet-nam-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-theo-hop-dong-trong-8-thang-20230906145910.htm
Hơn 97 nghìn lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động trong tháng 8, cụ thể ra sao?
Hiện nay lao động Việt Nam có thể đi xuất khẩu lao động thông qua các hình thức nào?
Hiện nay có 3 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Như vậy, khi người lao động là đi xuất khẩu lao động theo 3 hình thức này sẽ được coi là hợp pháp, được pháp luật Việt Nam bảo vệ các quyền và lợi ích cũng như có các chế độ hỗ trợ cho người lao động. Những người xuất khẩu lao động không thông qua hình thức nêu trên sẽ bị xem là bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Công ty xuất khẩu lao động uy tín được phép đưa người lao động đi xuất khẩu được quy định ra sao?
Điều kiện để công ty được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được nêu rõ tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
d) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
đ) Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Có trang thông tin điện tử.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, một công ty được phép đưa người lao động đi xuất khẩu lao động cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước.
- Đã ký quỹ.
- Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, và đáp ứng được các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, kinh nghiệp, lý lịch không vướng các vấn đề hình sự.
- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định.
- Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động.
- Có trang thông tin điện tử.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?