Học ngành thiết kế đồ họa trình độ trung cấp thì cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao?

Cơ hội việc làm sau khi ra trường đối với người học ngành thiết kế đồ họa trình độ trung cấp như thế nào?

Pháp luật giới thiệu như thế nào ngành thiết kế đồ họa trình độ trung cấp?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục B Chương 7 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp cho ngành, nghề thiết kế đồ họa ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Ngành, nghề Thiết kế đồ họa trình độ trung cấp là nghề kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để tạo ra các sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo, mỹ thuật kết hợp với đa phương tiện để phục vụ nhu cầu quảng bá, truyền thông trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa và đào tạo phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.
Người làm nghề Thiết kế đồ họa có thể làm việc tại các công ty về thiết kế, bộ phận nhận diện thương hiệu, thiết kế xuất bản sách báo hoặc phụ trách việc thiết kế và quảng cáo tại các doanh nghiệp; hoặc các doanh nghiệp làm phim hoạt hình, truyện tranh, studio nghệ thuật, biên tập âm thanh; Người làm nghề Thiết kế đồ họa có thể làm việc tại các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,...
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.350 giờ (tương đương 53 tín chỉ).

Theo đó, Thiết kế đồ họa trình độ trung cấp được pháp luật giới thiệu là nghề kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để tạo ra các sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo, mỹ thuật kết hợp với đa phương tiện để phục vụ nhu cầu quảng bá, truyền thông trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa và đào tạo phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Bên cạnh đó, thiết kế đồ họa còn là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.

Học ngành thiết kế đồ họa trình độ trung cấp thì cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao?

Học ngành thiết kế đồ họa trình độ trung cấp thì cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao? (Hình từ Internet)

Học ngành thiết kế đồ họa trình độ trung cấp thì cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục B Chương 7 Quy định về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp cho ngành, nghề thiết kế đồ họa ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Dịch vụ khách hàng;
- Thiết kế sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo và xuất bản;
- Biên tập, xử lý hình ảnh, video, âm thanh;
- Thiết kế đối tượng đồ họa Games, hoạt hình 2D.

Theo đó, khi người học ngành thiết kế đồ hoạ trình độ trung cấp có năng lực có thể đáp ứng các vị trí của ngành theo quy định pháp luật. Người học có thể làm tại các công ty về thiết kế, bộ phận nhận diện thương hiệu, thiết kế xuất bản sách báo hoặc phụ trách việc thiết kế và quảng cáo tại các doanh nghiệp; hoặc các doanh nghiệp làm phim hoạt hình, truyện tranh, studio nghệ thuật, biên tập âm thanh; Đặc biệt, người làm nghề Thiết kế đồ họa có thể làm việc tại các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,... ở các vị trí công việc như:

- Dịch vụ khách hàng;

- Thiết kế sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo và xuất bản;

- Biên tập, xử lý hình ảnh, video, âm thanh;

- Thiết kế đối tượng đồ họa Games, hoạt hình 2D.

Kiến thức tối thiểu mà người học ngành thiết kế đồ họa trình độ trung cấp cần có là gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục B Chương 7 Quy định về kiến thức tối thiểu mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp cho ngành, nghề thiết kế đồ họa ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

2. Kiến thức
- Trình bày được các kiến thức căn bản về công nghệ thông tin, mạng máy tính và Internet;
- Trình bày được các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin như: bảo trì, bảo dưỡng, khắc phục các sự cố hỏng hóc thông thường của máy tính và mạng máy tính;
- Trình bày và sử dụng được kiến thức về một số hệ thống sản xuất hiện đại và hệ thống sản xuất các sản phẩm đồ họa, các kiến thức về quy trình sản xuất một sản phẩm đồ họa;
- Trình bày được kiến thức về tạo hình mỹ thuật, kiến thức về đường, hình, khối và một số vấn đề mỹ thuật liên quan; các kiến thức cơ bản về đồ họa, đồ họa công nghiệp;
- Trình bày được kiến thức chung về ảnh số, các hệ màu trên máy tính, các kỹ thuật biến đổi ảnh và các thao tác với ảnh số, quy trình phục chế ảnh, xử lý hậu kỳ;
- Trình bày được các kiến thức: bộ nhận diện thương hiệu và các công cụ tạo lập các chế bản ngắn, đơn giản, tổ chức và sắp xếp chế bản của một ấn phẩm;
- Xác định được các kiến thức cơ sở về đồ họa và đồ họa trên vi tính;
- Xác định rõ các kiến thức cơ sở về mỹ thuật, thẩm mỹ;
- Xác định được kiến thức cơ bản liên quan đến dịch vụ web và thiết kế giao diện WebSite, nhân vật game;
- Trình bày được kiến thức về mỹ thuật 2D; Trình bày được các kiến thức liên quan đến tạo hình 2D;
- Xác định được các kiến thức về ánh sáng chụp ảnh, cấu tạo máy ảnh, sử dụng máy ảnh cơ học và máy ảnh số;
- Xác định được các kiến thức cơ bản và nguyên lý hoạt động cũng như cách sử dụng một số thiết bị ngoại vi số;
- Xác định được cách nâng cao về xử lý ảnh, tập trung vào các kỹ năng biên tập ảnh nhằm đáp ứng các yêu cầu của các bài toán thực tế;
- Xác định được cách dựng sản phẩm đa phương tiện, tích hợp các dữ liệu thu thập, theo kịch bản; kỹ năng thu thập dữ liệu thực tế phục vụ cho việc dựng phim, biên tập âm thanh;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Dù cơ hội việc làm cho những người học ngành thiết kế đồ họa rất rộng mở, nhưng không phải ai cũng có thể có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Bởi đây là ngành, nghề đòi hỏi rất nhiều về kiến thức mà người học cần phải có sau khi ra trường nếu muốn có việc làm ổn định.

Thiết kế đồ họa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Học ngành thiết kế đồ họa trình độ trung cấp thì cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao?
Lao động tiền lương
Người học ngành thiết kế đồ họa trình độ trung cấp cần có những kỹ năng gì sau khi tốt nghiệp?
Lao động tiền lương
Ngành thiết kế đồ họa hệ cao đẳng, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thiết kế đồ họa
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào