Học ngành Dược hệ cao đẳng ra trường có thể làm những công việc gì?
Pháp luật quy định như thế nào về ngành Dược hệ cao đằng?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: dược ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Dược trình độ cao đẳng là ngành, nghề liên quan tới thuốc và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người. Các công việc chủ yếu được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; viện, trung tâm, phòng kiểm nghiệm; các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc, kho thuốc; bộ phận dược của các cơ sở y tế như bệnh viện các tuyến, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nghề Dược trình độ cao đẳng gồm 5 lĩnh vực: Đảm bảo và kiểm tra chất lượng thuốc; Sản xuất, pha chế thuốc; Bảo quản thuốc; Quản lý và cung ứng thuốc; Dược bệnh viện tương ứng với 10 vị trí việc làm phổ biến. Mỗi vị trí việc làm có phạm vi công việc và nhiệm vụ đặc thù riêng như:
- Kiểm nghiệm thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm: lấy và xử lý mẫu; hủy mẫu kiểm nghiệm; kiểm tra chất lượng mẫu; tổng hợp đánh giá kết quả phân tích và quản lý hoạt động thử nghiệm;
- Đảm bảo chất lượng: giám sát, kiểm tra quá trình sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm theo các qui trình chuẩn;
- Bán lẻ thuốc: kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, tư vấn lựa chọn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường-dược liệu, chốt đơn hàng, số lượng hàng hóa đã bán...;
- Chủ quầy thuốc: chọn địa điểm mở quầy, trang thiết bị, các mặt hàng kinh doanh; lựa chọn nhà cung cấp; quyết định đến chiến lược kinh doanh, quản lý kinh tế; quyết định tuyển dụng, tổ chức nhân sự tại quầy thuốc, bán lẻ thuốc-mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu...;
- Kho dược và vật tư y tế: nhập - xuất, sắp xếp, bảo quản thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế; giao hàng, xử lý thuốc bị trả về hoặc thu hồi; thực hiện lao động trong kho, vệ sinh, an toàn kho; kiểm tra, kiểm soát thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu - hóa chất về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng…;
- Thủ kho dược và vật tư y tế: ngoài nhiệm vụ của một nhân viên kho, thủ kho thực hiện công việc tổ chức lao động trong kho; quản lý thuốc - mỹ phẩm- thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu - hóa chất, các loại thiết bị…;
- Marketing - giới thiệu thuốc: phát triển thị trường, giới thiệu, bán sản phẩm của doanh nghiệp dược tới cán bộ y tế của cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc, quầy thuốc…;
- Công tác dược tại cơ sở y tế: lập dự trù, kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, cấp phát thuốc – hóa chất - vật tư y tế - dược liệu ; kiểm kê kho; theo dõi, thống kê, báo cáo số liệu thuốc – hóa chất - vật tư y tế - dược liệu; pha chế và kiểm tra chất lượng thuốc; nghiệp vụ dược; bán lẻ thuốc - mỹ phẩm-thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu tại nhà thuốc bệnh viện.
Điều kiện làm việc của nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm thuốc - mỹ phẩm-thực phẩm chức năng - vật tư y tế thông thường - dược liệu, sử dụng, vận hành thiết bị máy móc có độ chính xác cao đòi hỏi người làm nghề dược luôn phải tỷ mỷ, chính xác, thận trọng, thái độ trung thực và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Đối với công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng là cán bộ y tế, bệnh nhân đòi hỏi người làm nghề ngoài việc nắm chắc kiến thức về thuốc, còn phải rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, khả năng giao tiếp khéo léo, thuyết trình chuyên nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, ngành dược hệ cao đẳng được pháp luật giới thiệu là ngành, nghề liên quan tới thuốc và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người.
Các công việc chủ yếu được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; viện, trung tâm, phòng kiểm nghiệm; các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc, kho thuốc; bộ phận dược của các cơ sở y tế như bệnh viện các tuyến, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh…
Ngành dược hệ cao đẳng và cơ hội việc làm (Hình từ Internet)
Kỹ năng cần có sau khi tốt nghiệp ngành Dược hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: dược ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
3. Kỹ năng
- Giao tiếp có hiệu quả với đồng nghiệp, bệnh nhân và cộng đồng;
- Tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin, viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán với ngôn ngữ, cách thức và thời lượng phù hợp;
- Nhận biết và hướng dẫn sử dụng được các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu an toàn, hiệu quả, hợp lý;
- Sản xuất, pha chế được một số dạng thuốc, thực phẩm chức năng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP;
- Phân công công việc, giám sát công việc thực hiện của từng thành viên trong tổ sản xuất, kho thuốc, quầy thuốc;
- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, nguyên liệu thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;
- Lấy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng kiểm nghiệm theo đúng quy định
- Pha chế được một số dung dịch chuẩn, dung dịch gốc, thuốc thử đúng quy định;
- Kiểm nghiệm được một số dạng thuốc, dược liệu cơ bản theo tiêu chuẩn Dược Điển;
- Kiểm soát điều kiện môi trường thử nghiệm theo đúng quy định;
- Hủy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo đúng quy định;
- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản;
- Giám sát được quá trình sản xuất theo đúng quy định;
- Chẩn đoán được những bệnh thông thường dựa vào quá trình khai thác thông tin liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân;
- Xác định được các tình huống cần có sự tư vấn của dược sỹ hoặc bác sỹ;
- Tư vấn, lựa chọn, lấy hàng, ra lẻ, tính tiền, nhận tiền và hướng dẫn sử dụng được các thuốc cơ bản đảm bảo an toàn-hiệu quả-hợp lý;
- Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy định;
- Lập được chiến lược kinh doanh cho quầy thuốc;
- Mua, nhập và kiểm soát chất lượng thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy trình;
- Giao, gửi thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế theo đúng quy định;
- Xử lý được thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế trả về hoặc thu hồi;
- Kiểm tra, kiểm soát thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng;
- Lập được kế hoạch cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;
- Thu thập và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc (ADR);
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Vì là ngành ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, ngoài có được nền tảng kiến thức vững chắc thì người học sau khi tốt nghiệp ngành dược hệ cao đẳng cần phải đáp ứng và trang bị đầy đủ các kỹ năng chuyên môn theo quy định trên.
Học ngành dược hệ cao đẳng ra trường có thể làm những công việc gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: dược ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm;
- Đảm bảo chất lượng;
- Bán lẻ thuốc;
- Thực hiện công tác kho dược và vật tư y tế;
- Thủ kho dược và vật tư y tế;
- Kinh doanh dược phẩm;
- Sản xuất thuốc;
- Thực hiện công tác dược tại cơ sở y tế.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành dược hệ cao đẳng, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề như trên. Những lĩnh vực này liên quan đến đảm bảo và kiểm tra chất lượng thuốc; Sản xuất, pha chế thuốc; Bảo quản thuốc; Quản lý và cung ứng thuốc; Dược bệnh viện tương ứng với 10 vị trí việc làm phổ biến. Mỗi vị trí việc làm có phạm vi công việc và nhiệm vụ đặc thù riêng.
Có thể nói ngành Dược là ngành được nhiều người lựa chọn bởi cơ hội làm việc mà cả giá trị vật chất, tinh thần mà nghề này mang lại.
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Tăng lương hưu cho CBCCVC khi có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu vào thời điểm nào?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?