Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư được quy định như thế nào?

Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư được quy định như thế nào?

Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Luật sư 2006 có quy định về:

Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư
1. Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.
2. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Theo đó, hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư đã được quy định rõ ràng như sau:

- Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Luật sư là người sẽ thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật chứ không nằm trong 1 lĩnh vực.

- Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư được quy định như thế nào?

Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư được quy định như thế nào?

Các phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP có quy định về căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật như sau:

Căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật
1. Mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:
a) Nội dung, tính chất của công việc;
b) Thời gian và công sức của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc;
c) Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau:
a) Giờ làm việc của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
3. Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư.
Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh với khách hàng, phù hợp với biểu thù lao do tổ chức chủ quản quy định.

Theo đó, thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật được tính theo các phương thức sau:

- Giờ làm việc của luật sư

- Vụ, việc với mức thù lao trọn gói. Trong đó, mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:

+ Nội dung, tính chất của công việc

+ Thời gian và công sức của luật sư thực hiện công việc

+ Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư của Trung tâm.

- Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.

Sứ mệnh của luật sư là gì?

Căn cứ theo Quy tắc 1 tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành, có quy định về sứ mệnh của một luật sư như sau:

Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, trong lời nói đầu của Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 cũng đã nêu về nghề luật sư như sau:

Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Mỗi luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.

Hoạt động tư vấn pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư được quy định như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hoạt động tư vấn pháp luật
3,334 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động tư vấn pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động tư vấn pháp luật

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản cần biết về Luật sư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào