Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan, sĩ quan gồm những gì?
Thân nhân hạ sĩ quan, sĩ quan nhận được chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 05/2016/NĐ-CP quy định thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bao gồm:
- Bố đẻ, mẹ đẻ;
- Bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng;
- Người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng;
- Vợ hoặc chồng;
- Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Những người này sẽ nhận được chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất được quy định tại Điều 3 Nghị định 05/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:
Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất
1. Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần.
2. Gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở được trợ cấp 3.000.000 đồng/suất/lần.
Chế độ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện không quá 02 lần trong 01 năm đối với một đối tượng.
3. Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ từ trần, mất tích được trợ cấp 2.000.000 đồng/suất.
Tuỳ theo từng trường hợp cũng như hoàn cảnh khó khăn mà người thân của hạ sĩ quan, sĩ quan nhận được trợ cấp từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan, sĩ quan gồm những gì?
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan, sĩ quan gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 05/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ gồm:
Thủ tục hồ sơ, trách nhiệm và trình tự thực hiện
1. Hồ sơ xét hưởng chế độ
a) Bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan, chiến sĩ theo Phụ lục kèm theo Nghị định này và giấy tờ sau đây:
- Giấy ra viện hoặc giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên, nơi thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang điều trị đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
- Giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ mất tích của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
b) Văn bản đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ cấp tiểu đoàn hoặc cấp phòng, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương trở lên.
Như vậy, hạ sĩ quan, chiến sĩ cần chuẩn bị hồ sơ để đề nghị xét chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất cho thân nhân bao gồm:
+ Bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan, chiến sĩ theo quy định
- Giấy ra viện hoặc giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên, nơi thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang điều trị đối với trường hợp: Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần.
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp: Gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở được trợ cấp 3.000.000 đồng/suất/lần.
- Giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ mất tích của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp: hân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ từ trần, mất tích được trợ cấp 2.000.000 đồng/suất.
+ Văn bản đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ cấp tiểu đoàn hoặc cấp phòng, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương trở lên.
Tải bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan, chiến sĩ: TẢI VỀ
Trình tự thực hiện xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan, sĩ quan ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2016/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện như sau:
Thủ tục hồ sơ, trách nhiệm và trình tự thực hiện
...
2. Trách nhiệm và trình tự thực hiện
a) Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ
- Lập bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
- Nộp bản khai và các giấy tờ có liên quan cho đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ.
b) Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
c) Đối với đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ
- Tiếp nhận bản khai và các loại giấy tờ do hạ sĩ quan, chiến sĩ nộp;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, tổng hợp, kiểm tra và đề nghị cấp trên có thẩm quyền (cấp Cục; Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trại giam và tương đương thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; cấp Trung đoàn thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động - gọi chung là Công an đơn vị, địa phương) xem xét, quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất đối với, hạ sĩ quan, chiến sĩ;
- Chi trả chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất cho hạ sĩ quan, chiến sĩ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
d) Đối với Công an đơn vị, địa phương
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Công an đơn vị, địa phương nơi hạ sĩ quan, chiến sĩ đang công tác hoàn thành việc xem xét, quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất. Trường hợp không đủ điều kiện hưởng, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định trên, trình tự thực hiện việc xem xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan như sau:
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ tiến hành:
+ Lập bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định
+ Nộp bản khai và các giấy tờ có liên quan cho đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận đối với các trường hợp xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất.
- Đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ
+ Tiếp nhận bản khai và các loại giấy tờ do hạ sĩ quan, chiến sĩ nộp;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, tổng hợp, kiểm tra và đề nghị cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất đối với, hạ sĩ quan, chiến sĩ;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Công an đơn vị, địa phương nơi hạ sĩ quan, chiến sĩ đang công tác hoàn thành việc xem xét, quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất. Trường hợp không đủ điều kiện hưởng, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ sẽ chi trả chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất cho hạ sĩ quan, chiến sĩ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?