Hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm những gì?

Cho tôi hỏi hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm những gì? Câu hỏi của H.T (Bình Phước).

Hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm những thành phần nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:

Trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Trước ngày 31 tháng 10 hằng năm, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước (trừ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) rà soát, lựa chọn, lập danh sách người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, lập hồ sơ gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc của Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi người được đề nghị công nhận đang công tác;
b) Danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, trong đó tối thiểu phải có các thông tin sau: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi công tác; trình độ chuyên môn; lĩnh vực chuyên sâu được đào tạo, bồi dưỡng; kinh nghiệm hoạt động chuyên môn (tính theo số tháng); kinh nghiệm hoạt động giám định tư pháp (tính theo số lượng vụ việc tham gia thực hiện giám định tư pháp);
c) Hồ sơ quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
d) Trường hợp người không có trình độ đại học thì ngoài hồ sơ quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 6 Thông tư này, phải có văn bằng, chứng chỉ của cơ sở có chức năng đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật chứng nhận người được đề nghị công nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về các lĩnh vực nêu tại Điều 3 Thông tư này.
...

Theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm những thành phần như sau:

- Văn bản đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc của Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi người được đề nghị công nhận đang công tác;

- Danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, trong đó tối thiểu phải có các thông tin sau: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi công tác; trình độ chuyên môn; lĩnh vực chuyên sâu được đào tạo, bồi dưỡng; kinh nghiệm hoạt động chuyên môn (tính theo số tháng); kinh nghiệm hoạt động giám định tư pháp (tính theo số lượng vụ việc tham gia thực hiện giám định tư pháp);

- Bản sao có chứng thực các văn bằng chứng minh chuyên ngành được đào tạo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-NHNN phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; văn bản công nhận của cấp có thẩm quyền đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền;

- Xác nhận thời gian hoạt động chuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định.

- Trường hợp người không có trình độ đại học thì ngoài các thành phần kể trên, phải có văn bằng, chứng chỉ của cơ sở có chức năng đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật chứng nhận người được đề nghị công nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về các lĩnh vực.

Hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm những gì?

Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:

Trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Trước ngày 31 tháng 10 hằng năm, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước (trừ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) rà soát, lựa chọn, lập danh sách người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, lập hồ sơ gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
...

Theo đó thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước (trừ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) lập hồ sơ gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.

Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng bắt buộc phải là người Việt Nam?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:

Tiêu chuẩn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc
...
2. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực nêu tại Điều 3 Thông tư này và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thực tiễn trở lên ở lĩnh vực đó thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.

Theo đó, người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng phải là người Việt Nam thường trú tại Việt Nam và đáp ứng được các tiêu chuẩn khá theo quy định.

Giám định viên tư pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giám định viên tư pháp từ chối giám định phải thông báo cho người yêu cầu giám định trong thời hạn bao lâu?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp có buộc phải có Phiếu lý lịch tư pháp không?
Lao động tiền lương
Người đã bị kết án có được bổ nhiệm giám định viên tư pháp không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gồm những gì?
Lao động tiền lương
Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm cần có thời gian hoạt động chuyên môn bao lâu?
Lao động tiền lương
Giám định viên tư pháp có quyền đề nghị thực hiện biện pháp bảo vệ trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Những đối tượng nào không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp?
Lao động tiền lương
Giám định viên tư pháp có quyền từ chối giám định trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Giám định viên tư pháp có quyền độc lập đưa ra kết luận giám định không?
Lao động tiền lương
Không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp đối với người đã từng bị kết án về tội gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giám định viên tư pháp
427 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giám định viên tư pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giám định viên tư pháp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ văn bản hướng dẫn Luật Giám định tư pháp hiện hành
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào