Hiệu trưởng có định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần là bao nhiêu theo Thông tư 05?
Hiệu trưởng có định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần là bao nhiêu theo Thông tư 05?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định:
Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học phải giảng dạy một số tiết thuộc nội dung trong chương trình giáo dục để nắm được nội dung, mục tiêu chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý.
2. Định mức tiết dạy trong 01 năm học được xác định như sau:
Định mức tiết dạy trong 01 năm học
=
Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần
x
Số tuần giảng dạy
Trong đó, số tuần giảng dạy là số tuần giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (không bao gồm số tuần dự phòng).
3. Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần
a) Hiệu trưởng là 02 tiết;
b) Phó hiệu trưởng là 04 tiết.
4. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Khi dạy đủ định mức tiết dạy được quy định tại khoản 3 Điều này hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được áp dụng quy định tại Điều 13 Thông tư này để tính tổng số tiết dạy khi tính số giờ dạy thêm (nếu có).
Theo đó, hiệu trưởng có định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần là 02 tiết.
Hiệu trưởng có định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần là bao nhiêu theo Thông tư 05? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xác định chế độ làm việc theo Thông tư 05 được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc xác định chế độ làm việc như sau:
- Thời gian làm việc của giáo viên thực hiện theo năm học và được quy đổi thành tiết dạy, bao gồm số tiết dạy trong 01 năm học và số tiết dạy trung bình trong 01 tuần theo định mức tiết dạy quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT. Thời gian làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng bảo đảm 40 giờ/tuần, trong đó bao gồm số tiết giảng dạy theo quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT.
- Việc phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên phải bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường. Trường hợp phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm, hiệu trưởng ưu tiên phân công kiêm nhiệm đối với giáo viên dạy chưa đủ định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần và bảo đảm giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Căn cứ kế hoạch giáo dục, thực trạng đội ngũ và định mức tiết dạy trong 01 năm học, hiệu trưởng phân công giáo viên giảng dạy theo định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần. Trường hợp phải phân công giáo viên dạy vượt định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần (bao gồm cả tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì tổng số tiết dạy vượt trong 01 tuần không quá 50% định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần, tổng số tiết dạy vượt trong 01 năm học không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động.
- Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 nhiệm vụ quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT.
Đối với các nhiệm vụ theo quy định tại Chương III Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT (trừ nhiệm vụ kiêm nhiệm tại khoản 3, khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được giảm định mức tiết dạy hoặc quy đổi ra tiết dạy.
- Giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông có nhiều cấp học được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên ở cấp học nào thì thực hiện định mức tiết dạy quy định đối với giáo viên ở cấp học đó.
Trường hợp giáo viên vừa được phân công giảng dạy ở cấp học theo chức danh được bổ nhiệm vừa được phân công giảng dạy ở cấp học khác thì mỗi tiết dạy ở cấp học khác được tính bằng 01 tiết định mức.
- Đối với nhiệm vụ chưa được quy định chế độ giảm định mức tiết dạy theo Điều 9, Điều 10, Điều 11 hoặc chưa được quy đổi ra tiết dạy theo Điều 13 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT, hiệu trưởng căn cứ vào mức độ phức tạp, khối lượng công việc của nhiệm vụ, dự kiến số tiết dạy quy đổi đối với nhiệm vụ đó và gửi xin ý kiến của Hội đồng trường. Sau khi có ý kiến thống nhất, hiệu trưởng quyết định số tiết dạy quy đổi đối với nhiệm vụ và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý. Trường hợp không có Hội đồng trường, hiệu trưởng gửi xin ý kiến của các phó hiệu trưởng, cấp ủy và tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn.
Đối tượng áp dụng của Thông tư 05 gồm những gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định đối tượng áp dụng như sau:
- Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT áp dụng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy và giáo viên giữ chức vụ quản lý (bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) ở trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường, lớp dành cho người khuyết tật (sau đây gọi chung là trường phổ thông) và trường dự bị đại học.
- Giám đốc, phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được áp dụng thực hiện chế độ làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT cho đến khi có quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được áp dụng thực hiện chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông và dự bị đại học theo quy định tại Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT cho đến khi có quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
- Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục căn cứ quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường, nghị quyết của Hội đồng trường quy định chế độ làm việc đối với giáo viên bảo đảm phù hợp với quy định tại Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT và quy định của pháp luật về lao động.
Lưu ý: Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT của Bộ Giáo Dục có hiệu lực từ 22/04/2025.











- Bộ chính trị chốt sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã theo 6 tiêu chí nào tại Tờ trình 624? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Quyết định 759: Chốt tiêu chuẩn cán bộ công chức của chính quyền địa phương cấp xã do ai hướng dẫn?
- Phương án nhân sự tại Kết luận 150 của Bộ Chính trị dành cho đối tượng nào?
- Chỉ thị số 45 CT TW của Bộ Chính trị: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí Thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là bao nhiêu?
- Sáp nhập tỉnh mới nhất: Những tỉnh thành được ưu tiên sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?