Hiệu lực của nội quy lao động trong trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động sẽ do ai quyết định?

Cho tôi hỏi hiệu lực của nội quy lao động trong trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động sẽ do ai quyết định? Có được xử lý kỷ luật hành vi không có trong nội quy lao động? Câu hỏi của anh Minh (Cần Thơ).

Hiệu lực của nội quy lao động trong trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động sẽ do ai quyết định?

Tại Điều 121 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Hiệu lực của nội quy lao động
Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật này nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.

Như vậy, hiệu lực của nội quy lao động trong trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động sẽ do người sử dụng lao động tự quyết định.

Hiệu lực của nội quy lao động trong trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động sẽ do ai quyết định?

Hiệu lực của nội quy lao động trong trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động sẽ do ai quyết định?

Nội quy lao động bao gồm những nội dung gì?

Tại khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:

Nội quy lao động
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
c) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định này;
đ) Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động: quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
h) Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
...

Theo đó, nội quy lao động buộc phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trật tự tại nơi làm việc;

- An toàn, vệ sinh lao động;

- Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

- Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

- Trách nhiệm vật chất;

- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

Đây là những nội dung cơ bản mà một bản nội quy lao động cần có, nếu doanh nghiệp thấy cần thiết phải quy định thêm các vấn đề khác thì có thể đề ra trong nội quy của công ty mình. Với điều kiện những nội dung đó không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan.

Có được xử lý kỷ luật hành vi không có trong nội quy lao động?

Tại khoản 3 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Theo đó, việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động chỉ bị nghiêm cấm khi đồng thời không được thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Nội quy lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Không đăng ký nội quy lao động có bị phạt không?
Lao động tiền lương
Công ty trách nhiệm hữu hạn có phải đăng ký nội quy lao động không? Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm những giấy tờ gì?
Lao động tiền lương
Nội quy lao động phải được thông báo đến ai?
Lao động tiền lương
Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động 2025 kèm hướng dẫn hồ sơ đăng ký nội quy lao động gồm những gì?
Lao động tiền lương
Trong nội quy lao động phần an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cần ghi những thông tin gì?
Lao động tiền lương
Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực thì bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Có bao nhiêu hình thức ban hành nội quy lao động?
Lao động tiền lương
Nội quy lao động có cần quy định thời giờ làm việc bình thường 01 ngày, 01 tuần không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp sử dụng trên 10 lao động không có nội quy lao động bằng văn bản bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Nội dung chính trong nội quy lao động phải được niêm yết tại đâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nội quy lao động
613 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào