Hiện nay cơ quan nhà nước làm việc mấy ngày trên tuần? Có làm việc vào thứ 7 hay không?
Hiện nay cơ quan nhà nước làm việc mấy ngày trên tuần?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 188/1999/QĐ-TTg về chế độ tuần làm việc 40 giờ do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về thời gian làm việc của cơ quan nhà nước như sau:
Điều 1. Nay quy định chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bẩy và chủ nhật hàng tuần đối với cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị).
Như vậy, cơ quan nhà nước làm việc 40 giờ trong 5 ngày và nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần
Đồng thời khi thực hiện chế độ làm việc trên thì các đơn vị phải đảm bảo điều kiện tại Điều 2 Quyết định 188/1999/QĐ-TTg như sau:
Khi thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, các đơn vị phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Hoàn thành khối lượng công việc được giao, bảo đảm số lượng, chất lượng và hiệu quả;
- Giữ nghiêm kỷ luật lao động;
- Không tăng chi phí hành chính; không tăng biên chế, không tăng quỹ lương; trừ một số trường hợp đặc biệt quỹ tiền lương có thể tăng nhưng tổng chi phí nói chung không tăng;
- Bảo đảm giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân;
- Đối với các đơn vị làm việc liên tục 24/24 giờ, phải sắp xếp, tổ chức chế độ ca, kíp hợp lý trên cơ sở biên chế hiện có để bảo đảm các điều kiện nêu trên;
- Đối với các đơn vị do tính chất công việc không thực hiện nghỉ hàng tuần vào ngày thứ bảy và chủ nhật thì sắp xếp nghỉ vào ngày khác trong tuần.
Hiện nay cơ quan nhà nước làm việc mấy ngày trên tuần? Có làm việc vào thứ 7 hay không?
Cán bộ, công chức, viên chức cần làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc?
Căn cứ theo Mục 2 Chỉ thị 05/2008/CT-TTg về nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy định cán bộ công chức viên chức cần nâng cao hiệu quả sử dụng giờ làm việc như sau:
- Phải chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn, về sớm, không chơi games trong giờ làm việc; không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực;
- Phải có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giảm giờ làm việc cần tuân thủ nguyên tắc và điều kiện gì?
Căn cứ theo Thông tư 23/1999/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, có quy định về nguyên tắc và điều kiện khi doanh nghiệp nhà nước thực hiện giảm giờ làm như sau:
Đối tượng áp dụng:
- Cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước;
- Cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng các quy định theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
Các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất-kinh doanh, dịch vụ nói trên, sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
Nguyên tắc
- Doanh nghiệp tự quyết định việc thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần từ 48 giờ trong 6 ngày xuống 40 giờ trong 5 ngày hoặc 44 giờ trong 5,5 ngày; bố trí ca, kíp hợp lý để nghỉ 2 ngày hoặc 1,5 ngày trong tuần và chịu trách nhiệm về quyết định của doanh nghiệp;
- Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp quyết định việc giảm giờ làm việc trong tuần hoặc giữ nguyên chế độ tuần làm việc 48 giờ trong 6 ngày.
Các điều kiện thực hiện
Khi thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần, doanh nghiệp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Hoạt động sản xuất - kinh doanh phải bảo đảm hiệu quả, lợi nhuận và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước;
- Bảo đảm tiền lương và thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;
- Không tăng đơn giá tiền lương, giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông;
- Tiền lương ngày để trả lương làm thêm giờ, làm đêm, phụ cấp lương, trả trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương v.v.., vẫn thực hiện theo quy định hiện hành;
- Tổng số giờ làm thêm trong năm không quá 200 giờ theo quy định hiện hành;
- Nơi làm việc theo ca thì phải bảo đảm thực hiện thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển tiếp giữa hai ca đối với người lao động theo qui định hiện hành; bảo đảm người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù các ngày lễ, tết và tổ chức thực hiện những ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và các chế độ nghỉ khác theo qui định hiện hành.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?