Giới hạn mức tăng lương cơ sở trong vòng 3 năm hay tiếp tục tăng đến thời điểm cải cách tiền lương?
Giới hạn mức tăng lương cơ sở trong vòng 3 năm hay tiếp tục tăng đến thời điểm cải cách tiền lương?
Tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị đã có những kết luận về nội dung cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Cụ thể, việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi, trong đó sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở chính thức áp dụng từ 1/7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng.
Căn cứ tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 có nêu rõ: Bộ Chính trị yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Một trong những yếu tố để cải cách tiền lương, xây dựng 05 bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là: Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Như vậy, lương cơ sở áp dụng trong vòng 3 năm (từ đây đến năm 2026) hiện mới chỉ dừng ở chủ trương của Bộ Chính trị, cần xem xét thêm nhiều yếu tố về tính khả thi, về sự phù hợp hoặc sau khi thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị thì mới thực hiện được.
Nếu không có gì thay đổi và tình hình phù hợp thì sau năm 2026 sẽ trình Trung ương xem xét đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp.
Trường hợp được thông qua thì sẽ tiến hành xây dựng 5 bảng lương mới theo tinh thần Nghị quyết 27, một trong những yếu tố xây dựng bảng lương mới là sẽ xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể thay thế hoàn toàn mức lương cơ sở và hệ số lương trong bảng lương mới.
Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này, mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng có bị giới hạn mức tăng hay vẫn tiếp tục được tăng đến khi cải cách tiền lương còn phụ thuộc vào việc Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Xem toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 của cán bộ, công chức, viên chức theo mức lương cơ sở mới: Tại đây
Giới hạn mức tăng lương cơ sở trong vòng 3 năm hay tiếp tục tăng đến thời điểm cải cách tiền lương? (Hình từ Internet)
Nguyên nhân khách quan cần thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là gì?
Căn cứ Mục 3 Phần 1 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu:
I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
...
3. Những hạn chế, bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn. Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.
Theo đó, những hạn chế, bất cập trong chính sách tiền lương hiện hành có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế.
Tầm nhìn đến năm 2030 chính sách tiền lương đối với khu vực công như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
2. Mục tiêu
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
...
Theo đó, tầm nhìn đến năm 2030 tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?