Giờ Trái đất 2025 là ngày nào? Người sử dụng lao động có tham gia hưởng ứng hoạt động Giờ Trái đất hay không?

Theo Công văn mới nhất thì Giờ Trái đất năm nay là ngày nào? Người sử dụng lao động có tham gia hưởng ứng hoạt động Giờ Trái đất hay không?

Giờ Trái đất 2025 là ngày nào? Người sử dụng lao động có tham gia hưởng ứng hoạt động Giờ Trái đất hay không?

Công văn 1003/BCT-TKNL năm 2024 của Bộ Công Thương về việc phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025” thì thông điệp chính của Giờ Trái đất năm 2025 là “Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh”.

Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt động sau:

- Tổ chức các hoạt động truyền thông kêu gọi toàn dân đồng hành cùng Chính phủ thực hành tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025. (Bộ tài liệu tuyên truyền do Bộ Công Thương thực hiện được đăng tải tại Trang Thông tin điện tử www.tietkiemnangluong.com.vn Mục Ấn phẩm truyền thông);

- Triển khai các hoạt động hưởng ứng kêu gọi toàn dân đồng hành cùng Chính phủ thực hành tiết kiệm năng lượng và hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025 lồng ghép với Chương trình tiết kiệm điện của địa phương thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo;

- Vận động các tổ chức, cơ quan và người dân thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra Sự kiện Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất. Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Giờ Trái đất từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 22 tháng 3 năm 2025.

- Vận động các tổ chức, cơ quan và người dân tham gia giải chạy hưởng ứng phong trào “Toàn dân tiết kiêm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025” theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ https://tapchicongthuong.vn/. Giải chạy tổ chức từ ngày 8/3/2025 đến 31/3/2025.

Theo đó, Giờ Trái đất 2025 là ngày thứ bảy, tức ngày 22 tháng 3 năm 2025.

Theo đó, việc người sử dụng lao động là cá nhân hay tổ chức có thể tham gia vào các hoạt động để hưởng ứng Giờ Trái đất, các hoạt động này chỉ mang tính chất khuyến khích và không bắt buộc người sử dụng lao động tham gia.

Xem chi tiết Công văn 1003/BCT-TKNL năm 2024: Tải về

Giờ Trái đất 2025 là ngày nào? Người sử dụng lao động có tham gia hưởng ứng hoạt động Giờ Trái đất hay không?

Giờ Trái đất 2025 là ngày nào? Người sử dụng lao động có tham gia hưởng ứng hoạt động Giờ Trái đất hay không? (Hình từ Internet)

Ngày Giờ Trái đất có phải ngày nghỉ, hưởng nguyên lương dành cho người lao động không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, Ngày Giờ Trái đất không phải là ngày lễ được nghỉ dành cho người lao động. Do đó, ngày này người lao động vẫn phải đi làm nếu có lịch làm việc.

Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ nếu có thỏa thuận với người sử dụng lao động về ngày nghỉ này.

Người lao động làm việc vào các ngày nghỉ lễ thì nhận được mức lương như thế nào?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

Cách tính lương làm việc vào ban ngày các ngày lễ dành cho người lao động ra sao?

(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Trong đó:

Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Giờ Trái đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giờ trái đất có từ khi nào? Giờ trái đất 2025 là mấy giờ, ngày nào? Người lao động có được thưởng nếu làm vào giờ này không?
Lao động tiền lương
Hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 bằng những hoạt động nào? NLĐ có được nghỉ làm để tham gia những hoạt động này hay không?
Lao động tiền lương
Thông điệp Giờ Trái đất 2025 là gì? Làm thêm giờ vào ngày Giờ Trái đất 2025 có được trả thêm tiền không?
Lao động tiền lương
Giờ Trái Đất diễn ra vào ngày nào hằng năm? Người lao động có phải tham gia chiến dịch Giờ Trái đất 2025 không?
Lao động tiền lương
Giờ Trái đất 2025 là ngày nào? Người sử dụng lao động có tham gia hưởng ứng hoạt động Giờ Trái đất hay không?
Lao động tiền lương
Giờ Trái đất là gì? Người lao động làm thêm giờ vào ngày này thì được trả lương bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Giờ Trái đất 2024 là ngày nào? Người lao động có được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào ngày Giờ Trái đất không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giờ Trái đất
80 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào